Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Từ một trang thông tin quảng bá…
Chủ nhật: 23:58 ngày 17/03/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Chào ông nhà báo, bữa nay tui gặp một chuyện vui vui, nhưng trước khi tui kể cho ông nghe, xin ông vui lòng cắt nghĩa cho tui hiểu rõ, phân biệt được mấy chữ… na ná với nhau nghen?

Từ một trang thông tin quảng bá…

Chào ông nhà báo, bữa nay tui gặp một chuyện vui vui, nhưng trước khi tui kể cho ông nghe, xin ông vui lòng cắt nghĩa cho tui hiểu rõ, phân biệt được mấy chữ… na ná với nhau nghen?

-Bàn Dân rất thích nghe bạn đọc kể chuyện vui, vì vậy Bàn Dân rất sẵn lòng giải thích cho ông hiểu “mấy từ na ná” với nhau như ông nói, nếu Bàn Dân cũng có… “biết mặt, hiểu lòng” nó. Là những từ nào vậy ông?

-Đó là, mấy chữ “quảng bá” và “quảng cáo” khác nhau chỗ nào?

-À… Đúng là hai từ này “na ná” nhau nên người ta dễ lầm tưởng nó là một. Bàn Dân có tìm hiểu mấy từ này, nên được biết, thật ra nó cũng có phần khác nhau. Cụ thể, cả hai cùng là động từ, “quảng bá” có nghĩa là “phổ biến rộng rãi bằng các phương tiện thông tin”; còn “quảng cáo” có nghĩa là “trình bày, giới thiệu rộng rãi cho nhiều người (thường là khách hàng) biết đến”.

Như vậy, mấy từ này khác nhau ở chỗ đối tượng của “quảng bá” là thông tin nói chung, còn đối tượng của “quảng cáo” là thông tin liên quan đến một sản phẩm, hàng hoá nào đó. Mà sao ông hỏi Bàn Dân chuyện về mấy từ ngữ ấy, có liên quan gì đến “chuyện vui vui” mà ông muốn kể không vậy?

-Số là hôm nọ rảnh rỗi tui có lật lại xem tờ báo số Tết của mấy ông. Vì nội dung tờ báo tui đã xem đi xem lại nhiều lần, nên lần này tui xem kỹ đến từng trang quảng cáo. Trong đó có một trang, có lẽ nên gọi là “trang thông tin quảng bá” của cơ quan Bảo hiểm xã hội Tây Ninh, có những thông tin về kết quả hoạt động của cơ quan này khiến tui hết sức… ngạc nhiên, có thể nói là ngạc nhiên đến bất ngờ!

-Trong trang ấy có gì đặc sắc đến nỗi ông cảm thấy bất ngờ dữ vậy?

-Đó là mấy con số “trăm phần trăm” rất đáng chú ý. Chẳng hạn như là con số tổng thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lên đến hơn 5.294 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch; số người tham gia BHXH bắt buộc là 221.921 người, đạt 100% kế hoạch; số người tham gia BHYT là 1.076.816 người, đạt 103% kế hoạch… Thú thiệt là lúc đầu đọc các con số này tui có phần... “bán tín, bán nghi”.

Sau đó tui mới truy cập mạng tìm đọc cái tin Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 của cơ quan BHXH Tây Ninh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, tui mới nghĩ rằng số liệu của trang thông tin quảng bá ấy là chính xác.

Rồi tui lại tìm đọc tin tức của ngành BHXH Việt Nam thì thấy là nhiều chỉ số của BHXH tỉnh nhà đạt tỷ lệ cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Ngoài những con số tuyệt đối, không có tính tỷ lệ phần trăm, thì không đủ căn cứ để so sánh…

-Ví dụ như là con số nào?

-Ừ, à… chẳng hạn như con số lượt người được hưởng các chế độ BHYT, BHTN. Riêng ở tỉnh nhà mình thì con số này là 261.056 lượt người, được hưởng số tiền 3.474 tỷ đồng. So sánh “con số đầu ra” này với con số “đầu vào” (5.294 tỷ đồng) cho thấy có chênh lệch khá lớn, chứng tỏ công tác BHXH rất hiệu quả, có nghĩa là không có sự “âm quỹ”, “vỡ quỹ” như nhiều năm trước có dư luận đồn đãi khi Nhà nước bàn đến chuyện kéo dài thêm tuổi nghỉ hưu của người lao động.

-À, tới giờ ông cũng còn nhớ chuyện đó, vậy ông có thể cho Bàn Dân biết, dạo ấy ông có nhận định vì sao lại có dư luận như thế không?

-Để tui nhớ lại coi, à… phải rồi, tui nghĩ, sở dĩ hồi ấy có chuyện người ta đồn đãi là Nhà nước phải tăng tuổi nghỉ hưu là vì nếu không tăng thì số người nghỉ hưu sẽ tăng nhanh, tạo áp lực lên quỹ BHXH không chi trả nổi lương hưu khi mà giới chủ sử dụng lao động cứ “chây ì” không đóng, chậm đóng các khoản bảo hiểm cho người lao động. Tui nghĩ như vậy, ông thấy có phải vậy không?

-Bàn Dân cũng nhớ là dạo trước, cụ thể là trước năm 2016, quả thật là có dư luận như thế. Còn bây giờ, với kết quả hoạt động của ngành BHXH nước ta hiện nay, ông có nhận định thế nào?

-Tui thấy là trong chuyện này cho thấy có “hai mặt của một vấn đề”. Một mặt, dư luận đồn đãi như hồi trước là… có ác ý, nhằm xuyên tạc chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta; vì nó là “lời đồn xuyên tạc” nên nó phản ánh không đúng bản chất của sự việc.

Một mặt, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hai phía Nhà nước và Nhân dân, cụ thể là của các cơ quan, ban, ngành chức năng và của các tổ chức, doanh nghiệp, người sử dụng lao động cũng như người lao động trong việc chấp hành, thực hiện nghiêm đường lối, chính sách, pháp luật về quản lý kinh tế, quản lý xã hội, qua nhiều năm làm kiên trì, quyết liệt mới được như vậy!

-Như vậy là như thế nào? Riêng đối với ngành BHXH có con số cụ thể nào để chứng minh tính thuyết phục của nhận định ấy không?

-Có chứ. Cụ thể là… nếu như trước kia tình trạng “không đóng”, “chậm đóng” các khoản bảo hiểm là khá phổ biến, thì nay cái lỗi “không đóng” gần như không còn và cái lỗi “chậm đóng” thì đã kéo giảm đến mức rất thấp. Chẳng hạn như ở tỉnh mình, tỷ lệ “chậm đóng” BHXH, BHYT, BHTN năm 2023 chỉ còn chiếm 1,17%.

Bàn Dân

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh