Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư thế hồi sức hiệu quả sau khi chạy
Thứ hai: 18:39 ngày 29/06/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hơi cúi người, chống tay lên đầu gối thay vì đứng thẳng là cách hồi sức hiệu quả của nhiều VĐV điền kinh sau hoàn thành đường đua.

Hoạt động chạy tác động đến toàn bộ cơ thể, khiến cơ bắp căng ra, tim đập nhanh, thở gấp hơn... Đặc biệt trong giai đoạn nước rút, VĐV thường huy động toàn bộ sức mạnh để tăng tốc nên dễ bị đuối sức khi chạm đích.

Việc thả lỏng, thư giãn lúc này rất quan trọng, giúp VĐV thoát chấn thương, lấy lại sức nhanh nhất. Các chuyên gia về sinh lý và sức khỏe Đại học Western Washington (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu tư thế hồi sức hiệu quả nhất cho VĐV.

Đối tượng nghiên cứu là 20 nữ cầu thủ bóng đá trong độ tuổi 20, chỉ số BMI trung bình 22,4. Họ được phân công ngẫu nhiên để tập hai bài huấn luyện trên máy chạy bộ ở phòng thí nghiệm.

Từng phiên chạy được thực hiện trong 7 ngày, mỗi lần 4 phút, tốc độ giới hạn khoảng 90- 95% nhịp tim tối đa. Sau đó, các VĐV dành 3 phút hồi sức theo tư thế "hand on head" (HH) đứng thẳng, chắp tay sau đầu. Trong phiên chạy tuần tiếp theo, cầu thủ đổi tư thế "hands on knees" (HK) với động tác cúi người, chống tay lên đầu gối.

Tư thế hơi cúi người, chống tay lên đầu gối có thể giúp VĐV hồi sức nhanh sau đường chạy dài. Ảnh: Depositphotos.

Ngay sau mỗi lần chạy, cầu thủ thở vào metabolic cart (máy đo lượng oxy tiêu thụ và thải CO2), trong khi đó chuyên gia sẽ ghi nhận hiệu quả hoạt động của phổi và nhịp tim giảm thế nào trong 60 giây đầu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt lớn khi áp dụng hai tư thế hồi sức. Với HH, tim giảm 31 nhịp, còn HK giảm đến 53 nhịp. Hoạt động của phổi cũng cải thiện đáng kể theo tư thế HK.

Lúc thử HK, cầu thủ cúi xuống nhiều hơn sau các lần chạy liên tiếp, mức độ gập lần lượt 14,6%, 15,5%, 17,6% và 19,5%. Điều này xảy ra tự nhiên, không nằm trong kế hoạch thử nghiệm, cho thấy cơ thể có xu hướng cúi xuống thấp hơn khi kiệt sức.

Cơ thể có xu hướng cúi xuống thấp hơn khi kiệt sức. Ảnh: 101 Degrees West.

Từ thống kê, các chuyên gia tin rằng tim và phổi phục hồi nhanh hơn nhờ tăng tối đa diện tích bề mặt vùng cơ hoành. Tư thế nâng cánh tay lên cao có thể hạn chế hiệu quả thành ngực và cơ bụng. Còn khi cúi xuống, chống hai cánh tay lên đầu gối giúp cải thiện chức năng hô hấp.

Kết luận của nhóm chuyên gia Đại học Western Washington khác biệt so với quan niệm truyền thống. Trong khám lâm sàng, người mắc chứng COPD (phổi tắc nghẽn mạn tính) được yêu cầu đặt tay lên bàn để dễ thở.

Các giường bệnh cũng được thiết kế có độ dốc 30 độ, giúp bệnh nhân có tư thế nửa nằm, nửa ngồi, dễ hô hấp hơn. Phụ nữ mang thai tháng thứ ba thích gối cao hơn để ngủ và thở thoải mái.

Trong khi đó, các VĐV nổi tiếng như cầu thủ bóng rổ Michael Jordan thường chống tay lên đầu gối sau thi đấu. Phương pháp tự phát của các VĐV được củng cố bằng thống kê khoa học, cho thấy tư thế HK giúp tim và phổi phục hồi nhanh hơn.

Hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ áp dụng trên máy chạy bộ, bên trong phòng thí nghiệm, chưa thực nghiệm trong các cuộc đua.

Nguồn VNE (Theo Podiumrunner)

Tin cùng chuyên mục