Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Hội nghị sơ kết 6 tháng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
Từng bước xã hội hóa và đưa công tác PBGDPL vào thực chất, hiệu quả
Thứ sáu: 18:53 ngày 29/07/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 29.7, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác PBGDPL 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Tham dự hội nghị có Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Phạm Văn Đặng; Phó Giám đốc Sở Nội vụ, Phó Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng Nguyễn Hữu Ngân và đại diện các ban ngành, đơn vị liên quan.

Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp PBGDPL Phạm Văn Đặng phát biểu kết luận hội nghị.

Báo cáo tại hội nghị cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, các cấp, ngành tiếp tục tuyên truyền nội dung văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hiến pháp năm 2013, các văn bản Luật mới được ban hành. Công tác tuyên truyền PBGDPL luôn gắn việc thực hiện “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và các nhiệm vụ trọng tâm của ngành, địa phương năm 2022 cũng như các chương trình, đề án về PBGDPL đang được triển khai. Các ngành, địa phương tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các mô hình, hình thức PBGDPL phù hợp với từng đối tượng, địa bàn như: tổ chức thi viết tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội, xe loa, pano, băng rôn, áp phích… Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL và tiếp tục từng bước xã hội hóa công tác PBGDPL, đưa công tác PBGDPL đi vào thực chất, hiệu quả.

Trong 6 tháng, các cấp, ngành phối hợp tổ chức 2.757 cuộc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 115.624 lượt cán bộ, công chức, chiến sĩ, giáo viên, học sinh, người lao động trong doanh nghiệp và nhân dân tham dự. Đồng thời thực hiện 115 vụ việc TGPL; biên soạn, in ấn và phát hành 41.937 tài liệu tuyên truyền pháp luật. Các địa phương bước đầu đã thực hiện biên dịch tài liệu tuyên truyền sang tiếng Khmer để cấp phát, tuyên truyền pháp luật đến người dân. Các ban ng

ành, đơn vị, địa phương đã đăng tải 120 tin và các chương trình Tư vấn pháp luật, Pháp luật với Đời sống, Gặp gỡ luật sư trên Báo Tây Ninh; 85 tin, bài, clip tuyên truyền, giới thiệu pháp luật và 18 văn bản quy phạm pháp luật trên trang “Công dân cần biết – Phụ trang quảng cáo” trên Báo Tây Ninh online; 18 tin và 12 chuyên mục trong chương trình thời sự hàng ngày trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và tuyên truyền trên các hạ tầng số khác. Sở Tư pháp và Tỉnh đoàn phối hợp thực hiện 6 chương trình “Thanh niên và Pháp luật” đăng tải trên trang Fanpage của Tỉnh đoàn, Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở…

Trang thông tin điện tử PBGDPL tỉnh Tây Ninh và Cổng thông tin điện tử của UBND cấp huyện đã cập nhật, đăng tải 231 văn bản, bài viết, thông tin tuyên tuyền pháp luật, tin hoạt động PBGDPL và phòng chống tội phạm. Các Tủ sách pháp luật phục vụ 667 lượt cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, nhưng việc bổ sung đầu sách chưa nhiều và chưa phong phú. Bên cạnh việc duy trì các đầu sách pháp luật hiện có, một số cơ quan, đơn vị bổ sung đầu sách phục vụ công việc giải quyết cho người dân, doanh nghiệp.

TAND hai cấp tỉnh Tây Ninh đã giải quyết 3.112 vụ/6.260 vụ án các loại, lồng ghép vào công tác xét xử, hòa giải các vụ án tại Tòa án và xét xử lưu động để tuyên truyền, PBGDPL; nhận 133 đơn khiếu nại về trình tự tố tụng trong quá trình giải quyết án, thực hiện việc giải quyết, hướng dẫn, giải thích thắc mắc, khiếu nại đạt 100%.

Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Huỳnh Thanh Nam phát biểu thảo luận.

Bên cạnh hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật, việc phát hành tài liệu tuyên truyền, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng…, Hội đồng phối hợp PBGDPL tiếp tục tăng cường tuyên truyền, PBGDPL đến cán bộ và nhân dân bằng nhiều hình thức khác như: lồng ghép tuyên truyền pháp luật thông qua việc tiếp công dân; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền trên băng rôn, biểu ngữ, áp phích, xe loa cổ động, trang mạng xã hội (zalo, facebook, fanpage…), cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương... và duy trì, nâng chất sinh hoạt các câu lạc bộ, tổ, nhóm về phòng, chống tội phạm.

Các đại biểu tham dự hội nghị phát biểu trao đổi chung quanh một số nội dung còn hạn chế trong 6 tháng qua và hướng khắc phục trong thời gian tới liên quan đến tủ sách pháp luật; công tác hòa giải, giải quyết khiếu nại tại xã, phường, thị trấn; hệ thống truyền thanh cơ sở; cơ chế phối hợp các ban ngành trong công tác tuyên truyền thông tin đối ngoại...

Hội nghị đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể công tác 6 tháng cuối năm 2022, trong đó nhấn mạnh tiếp tục quán triệt công tác PBGDPL là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; khuyến khích, tạo điều kiện và huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia. Đồng thời đề cao trách nhiệm và từng bước hình thành thói quen chủ động học tập, tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân cũng như gắn kết chặt chẽ công tác PBGDPL với hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và chú trọng các vấn đề dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội.

Sáp nhập Tủ sách pháp luật các xã nội địa với Tủ sách pháp luật của Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Học tập cộng đồng (74/94 xã); duy trì Tủ sách pháp luật ở xã biên giới (18/20 xã); Tủ sách pháp luật 2 xã biên giới Tân Lập, Tân Bình- huyện Tân Biên sáp nhập với Tủ sách pháp luật của Trung tâm Văn hóa, Thể thao, Học tập cộng đồng do đặt tại UBND xã không phát huy hiệu quả.

Đức Tiến

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục