Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tượng 2.000 năm từ mộ Tần Thủy Hoàng bị bẻ tay: Chuyên gia nói gì?
Thứ tư: 08:53 ngày 28/02/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Vụ việc này có thể gây cản trở trở nỗ lực thúc đẩy trao đổi văn hoá của Trung Quốc, chuyên gia e ngại.

Tượng đất nung từ thời Tần Thủy Hoàng bị phá hoại trong khi trưng bày tại Mỹ.

Mới đây, một tượng đất nung 2.000 năm tuổi lấy từ mộ Tần Thủy Hoàng đã bị bẻ gãy ngón tay trong khi được trưng bày tại bảo tàng Mỹ. Các chuyên gia nhận định vụ việc nên đóng vai trò như một bài học cho các bảo tàng, chứ không nên cản trở nỗ lực thúc đẩy trao đổi văn hoá của Trung Quốc, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Khi tin tức về sự việc xảy ra tại Viện Franklin ở Philadelphia được đăng lên mạng, người dùng mạng Trung Quốc nhanh chóng kêu gọi chấm dứt mọi hoạt động cho mượn di tích trong tương lai.

"Tôi đề nghị đưa viện bảo tàng này vào danh sách đen... và ngừng việc triển lãm di tích văn hoá của Trung Quốc tại Mỹ trong hai năm", một người viết trên Weibo.

"Chúng ta không nên triển lãm những món đồ cổ quý giá ở nước ngoài nữa", một người khác viết. "Người nước ngoài muốn nhìn thấy những di tích này có thể đến Trung Quốc để xem".

Mặc cho sự tức giận của công chúng, nhà khảo cổ học Trung Quốc He Yunao, người làm việc tại Đại học Nam Kinh, đã kêu gọi mọi người bình tĩnh.

Ông nói rằng phản ứng của công chúng có thể gây tổn hại đến các chương trình trao đổi văn hoá giữa Trung Quốc và nước ngoài.

Các tượng đất nung của Trung Quốc được trưng bày tại một bảo tàng ở Anh.

"Tôi muốn nói rằng vụ việc tượng đất nung này chỉ là một trường hợp riêng biệt”, He nói với SCMP.

"Trong bốn thập kỷ qua, có ít nhất 1.000 dự án gửi di tích của các bảo tàng trong nước ra nước ngoài. Nhưng chỉ có vài dự án có di tích bị phá hoại. Vì vậy, việc triển lãm các di tích ở nước ngoài không hề có nguy cơ cao”.

Theo số liệu của chính quyền địa phương, năm 2016, các viện bảo tàng Trung Quốc đã gửi khoảng 3.200 đồ vật để trưng bày tại 43 triển lãm ở 18 quốc gia và khu vực.

Nhà khảo cổ học He nhận định những người bảo vệ di tích không nên thay đổi kế hoạch chia sẻ bảo vật quốc gia do sự cố ở Mỹ. Lý do là vì triển lãm di tích ở nước ngoài là một cách tăng cường quyền lực mềm của Trung Quốc, He nói.

Tuy nhiên, các bảo tàng Trung Quốc nên rút ra bài học từ sự việc này, xem xét việc áp dụng các yêu cầu an ninh tốt hơn, He khuyên. Cụ thể, bảo tàng Trung Quốc nên yêu cầu đối tác nước ngoài bảo vệ di tích 24 giờ.

"Thiết bị giám sát an ninh phải được lắp đặt và báo động nếu người không có thẩm quyền đi vào bảo tàng, tránh trường hợp như ở Philadelphia, cho phép người phá hoại và trộm cắp đi vào mà không ai biết, bẻ ngón tay cái của tượng chiến binh đất nung”, He nói.

Nguồn danviet

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục