Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sáng tạo tác phẩm báo chí
Thứ năm: 18:52 ngày 25/01/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Ngày 25.1, tại Văn phòng đại diện Hội Nhà báo Việt Nam (TP Hồ Chí Minh), Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tổ chức lớp học “Ứng dụng AI, Chat GPT trong tác nghiệp báo chí”.

46 học viên tham dự lớp học.

Đợt tập huấn có sự tham gia của 46 phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên thuộc 18 cơ quan báo chí, tạp chí đến từ các tỉnh, thành phía Nam.

Trong hai ngày tập huấn (25 – 26.1), các học viên nghe nhà báo Ngô Trần Thịnh, Trưởng Bộ phận Nội dung - Tin tức số, Đài Truyền hình TP  Hồ Chí Minh, giảng viên kiêm chức của Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí hướng dẫn việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào xây dựng tác phẩm báo chí thuộc nhiều loại hình báo chí khác nhau.

Theo nhà báo Ngô Trần Thịnh AI có khả năng tự sáng tạo trong báo chí theo yêu cầu của con người nhưng không thể hoàn toàn thay thế con người, không thay thế được lao động nhà báo.

Nhà báo Ngô Trần Thịnh hướng dẫn học viên quy trình ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong tác nghiệp báo chí, gồm: lên ý tưởng tiền kịch bản có ứng dụng trí thông minh nhân tạo; tiền kỳ quay có ứng dụng trí thông minh nhân tạo; hậu kỳ sản phẩm báo chí có ứng dụng trí thông minh nhân tạo; rã băng phỏng vấn (Voice 2 text) có ứng dụng trí thông minh nhân tạo; sản xuất, thiết kế đồ họa có ứng dụng trí thông minh nhân tạo và tối ưu bài báo viết có ứng dụng trí thông minh nhân tạo.

Nhà báo Ngô Trần Thịnh hướng dẫn học viên sử dụng AI.

Tháng 3.2023, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Tuyên Quang diễn ra hội thảo có chủ đề “Chat GPT với báo chí truyền thông - cơ hội và thách thức”. Tại hội thảo này, nhà báo Ngô Trần Thịnh cho biết, Đài Truyền hình TP Hồ Chí Minh thực hiện (có kiểm soát) để AI tự viết kịch bản một phóng sự về xu hướng AI tại Việt Nam. AI đã đề xuất bố cục 4 phần, tự tổng hợp và viết 400 - 500 từ mỗi phần và khuyến nghị những vai trò có thể phỏng vấn.

Kết quả cho thấy, văn bản mà trí thông minh nhân tạo có thể tự tổng hợp, bố cục, viết bài gần với kết quả của một biên tập viên 1 đến 2 năm tuổi nghề. Phóng sự không quá hay nhưng đầy đủ thông tin để phục vụ khán giả. Thời gian để có được một kịch bản như vậy chỉ khoảng 8 phút so với gần 1 tiếng nếu một biên tập viên bình thường. 

Nhà báo Trần Trọng Dũng-Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu khai giảng lớp học.

Còn khuyết điểm, AI cũng rất nhiều, như từ ngữ chưa hợp với góc nhìn phóng sự, sử dụng danh từ còn cứng do "máy học" tổng hợp đề xuất. Con người phải hỏi AI đến 8 câu để dẫn dắt cho AI hiểu được ý của ekip biên tập. AI chưa có yếu tố điểm nhấn, chưa có yếu tố con người, yếu tố của nghệ thuật, việc xác nhận thông tin khó khăn.

Việt Đông

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục