Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Đậu mùa, bại liệt, sởi… từng là đại dịch khiến nhiều người tử vong trong lịch sử nhưng đã giảm thiểu tối đa số người chết từ khi có vaccine.
Vaccine là một trong những thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Từ khi có loại vaccine đầu tiên phòng đậu mùa, con người đã xử lý thành công căn bệnh này và tìm ra nhiều loại vaccine chặn đứng những đại dịch khác.
Vaccine "xóa sổ" nhiều bệnh nguy hiểm
Đậu mùa: là bệnh lâu đời, xuất hiện lần đầu từ thời kỳ Ai Cập cổ đại. Theo BBC, đại dịch Antonine với nguyên nhân được cho là do virus đậu mùa gây ra cướp đi tính mạng của 5.000 người La Mã chỉ trong một ngày. Vào thế kỷ 18, đậu mùa trở thành nỗi ám ảnh của người dân châu Âu. Ước tính có khoảng 60 triệu người ở châu lục này chết vì đậu mùa.
Đậu mùa là đại dịch đầu tiên do virus gây ra, được chặn đứng nhờ vào việc tìm ra vaccine. Năm 1796, bác sĩ người Anh - Edward Jenner khám phá ra cơ chế của vaccine sau khi tiêm vào cơ thể một loại virus tương tự virus variola nhưng ít gây hại hơn. Phương pháp "tiêm ngừa" của ông đã giúp châu Âu đẩy lùi dịch đậu mùa.
Sự kiện này đặt nền móng cho sự ra đời của liều vaccine đầu tiên. Vaccine giúp kích thích phản ứng phòng vệ của cơ thể để hệ thống miễn dịch ghi nhớ cách mầm bệnh xâm nhập và tiêu diệt. Năm 1800, việc tiêm chủng trở nên phổ biến ở các nước châu Âu và lan rộng ra thế giới. Nhờ có vaccine phòng bệnh đậu mùa và nhiều người được tiêm chủng theo chiến dịch tiêm chủng toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nên đến năm 1980, căn bệnh này đã được xóa sổ.
Trẻ được khám sàng lọc và tư vấn trước khi tiêm chủng tại Trung tâm tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC.
Bại liệt: những năm 1940-1950, bại liệt bùng phát thành đại dịch tại châu Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand... Người mắc bại liệt rất khó điều trị, khó phục hồi, dễ tử vong. Năm 1952, Mỹ chứng kiến đợt bùng phát bại liệt tồi tệ nhất trong lịch sử với gần 58.000 ca nhiễm, 3.145 người chết, 21.269 người sống sót với di chứng bại liệt.
Dịch bệnh này được kiểm soát bởi loại vaccine do nhà khoa học người Mỹ - Jonas Salk phát triển vào năm 1954. Từ năm 1988, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) triển khai chiến dịch loại trừ bệnh bại liệt toàn cầu bằng cách tiêm chủng. Hiệu quả của vaccine có thể lên đến 90%. Đến nay, các ca bệnh giảm hơn 99%. Năm 2000, Việt Nam ghi nhận "thanh toán" thành công bại liệt.
Sởi: trước khi vaccine sởi được đưa vào sử dụng năm 1963, bệnh bùng phát ở nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Israel, châu Phi... Nhiều người, nhất là trẻ em phải nhập viện do các biến chứng như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm phổi, viêm não..; tử vong do bệnh nặng.
Vaccine sởi giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và được đưa vào chương trình tiêm chủng ở nhiều quốc gia. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), hai mũi vaccine sởi - quai bị - rubella (vaccine MMR/MMRII) có hiệu quả phòng bệnh đến 97%. Năm 2016, WHO tuyên bố bệnh sởi bị xóa sổ khỏi châu Mỹ.
Nhờ vaccine, nhân loại đã được cứu khỏi bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như đậu mùa, bại liệt; giảm tỷ lệ mắc sởi, quai bị, bạch hầu, thủy đậu, ho gà, uốn ván, cúm... Nhân loại còn chứng kiến nhiều dịch mới bùng phát như SARS, MERS, ZIKA những năm gần đây. Không lâu sau đó, các nhà khoa học đã tìm ra cơ chế gây bệnh của virus và phát triển vaccine phòng bệnh. Sau hai thể kỷ, vaccine vẫn là "tấm lá chắn" quan trọng, bảo vệ con người trước nhiều bệnh nguy hiểm.
Nhiều khách hàng lựa chọn gói vaccine tại VNVC để đảm bảo luôn có đủ vaccine phòng bệnh, không lo khan hiếm.
Dịch bệnh có thể trở lại khi tỷ lệ tiêm chủng thấp
Mặc dù lợi ích của việc tiêm chủng đã được chứng minh, giúp kiểm soát nhiều đại dịch trong lịch sử. Thế nhưng, vẫn có làn sóng bài trừ vaccine và đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng quay trở lại. Đầu năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp "do dự tiêm vaccine" là một trong những mối đe dọa lớn nhất đến sức khỏe con người. Thêm vào đó, virus có nguy cơ kháng thuốc, nhiều chủng mới xuất hiện khiến nhiều bệnh bùng phát.
Trong một thập kỷ qua, dịch cúm nhiều lần hoành hành tại Mỹ. Những năm gần đây, bại liệt xuất hiện ở Philipines, Malaysia; dịch hạch ở Trung Quốc; bạch hầu ở Mỹ; sởi trở lại ở nhiều quốc gia... sau hàng chục năm WHO tuyên bố không có trường hợp mắc các bệnh này.
Tại Indonesia, sự bùng phát tỷ lệ mắc căn bệnh bạch hầu năm 2017 với hơn 590 ca mắc bao gồm cả trẻ em và người lớn. Trên thế giới, hiện nay, nhóm trẻ em và người lớn mắc ho gà được báo cáo tại các quốc gia ngày càng gia tăng, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người lớn.
Theo WHO, riêng tại Việt Nam từ năm 2015 đến nay, vẫn còn hơn 250 ca bệnh uốn ván được báo cáo hàng năm; xuất hiện rải rác chùm ca bệnh bạch hầu tại các tỉnh miền Trung, đối tượng mắc các bệnh này tập trung chủ yếu ở người lớn và trẻ lớn. Riêng bệnh ho gà, bệnh được ghi nhận là đang có chiều hướng gia tăng số ca mắc, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi chưa được bảo vệ bằng vaccine.
Việt Nam cũng ghi nhận dịch sởi nhiều năm trở lại đây. Năm 2014, sởi khiến hàng nghìn trẻ nhỏ mắc bệnh, gần 150 trẻ tử vong, đến 90% trong số đó không tiêm phòng. Tỷ lệ tiêm vaccine sởi cần đạt đến 95% dân số. Tuy nhiên, theo Liên Hợp Quốc, mức độ tiêm phòng của thế giới hiện ở mức 85%.
Dịch sởi bùng phát trở lại chủ yếu do làn sóng "tẩy chay vaccine" của một số phụ huynh. Ông Tedros Adhanom Ghebreysus, Tổng giám đốc WHO phát biểu: "Việc để trẻ em tử vong vì một căn bệnh có thể phòng ngừa bằng vaccine như sởi là thực tế đáng phẫn nộ, là sự thất bại trong công tác bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương nhất".
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc An Pha - Giám đốc Y khoa Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, hiện nay, tại Việt Nam vẫn còn nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm luôn rình rập tấn công cả trẻ em và người lớn, đồng thời đe dọa bùng phát trở thành dịch tấn công cộng đồng nếu người dân bỏ qua việc tiêm phòng vaccine.
Hiện các nhà sản xuất đã ứng dụng những công nghệ sản xuất vaccine hiện đại, giúp tăng hiệu quả phòng bệnh, giảm thiểu nguy cơ phản ứng sau tiêm, kéo dài thời gian hiệu lực, thậm chí có nhiều loại vaccine chỉ cần tiêm 1 mũi trong cuộc đời. Các loại vaccine tổng hợp cũng giúp giảm số lần tiêm mà phòng được nhiều bệnh hơn trong khi chi phí giảm. Điều đó mang lại cơ hội được tiêm vaccine cho nhiều người dân hơn.
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng nên tiêm chủng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Tiêm vaccine đầy đủ tăng hiệu quả phòng bệnh
Bác sĩ An Pha nói thêm, không chỉ những người có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hoặc suy yếu như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi mà cả những người trưởng thành, người khỏe mạnh cũng rất cần tiêm vaccine bởi lợi ích mang lại rất lớn trong khi cách thức thực hiện đơn giản, chi phí tiết kiệm.
Ông chia sẻ, trong bối cảnh hiện nay, cả trẻ em và người lớn càng cần được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đồng thời tạo cơ hội cho hệ miễn dịch của cơ thể được "tập luyện" để sẵn sàng ứng phó với các virus, vi khuẩn khi tấn công cơ thể người. Các loại vaccine được khuyến cáo ưu tiên tiêm sớm trong thời điểm này là vaccine phòng cúm (tiêm hàng năm), vaccine phòng viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn Prevenar 13 (người lớn chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất cho hiệu quả trọn đời), vaccine Menactra (phòng các bệnh do não mô cầu tuýp ACYW); vaccine phòng bệnh sởi - quai bị - rubella, vaccine phòng bệnh bạch hầu - uốn ván - ho gà (Boostrix - tiêm 1 mũi cho hiệu quả 10 năm), vaccine phòng bệnh thủy đậu...
"Chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC nỗ lực phục vụ đầy đủ loại vaccine cho cả trẻ em và người lớn với chất lượng tốt, an toàn với giá thành hợp lý. Điều này nhằm hạn chế tình trạng khan hiếm vaccine, bình ổn giá vaccine, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng đang ngày một tăng, nhất là những khi có dịch", bác sĩ An Pha nói thêm.
Hiện Hệ thống tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC mở rộng đến nhiều tỉnh thành trên cả nước với gần 20 trung tâm. Hệ thống VNVC trên cả nước được đảm bảo thống nhất các tiêu chí chất lượng với danh mục vaccine phong phú, đảm bảo chất lượng, đầy đủ các loại vaccine cho trẻ em và người lớn, quy trình tiêm chủng an toàn, cơ sở vật chất được đầu tư lớn và dịch vụ chăm sóc khách hàng cao cấp.
Chính sách giá ưu đãi, bình ổn trên toàn hệ thống và dịch vụ gói vaccine trả góp không lãi suất của VNVC giúp giảm gánh nặng tài chính để nhiều người có thể được tiêm phòng đầy đủ, bảo vệ sức khỏe cho nhiều trẻ em, người lớn và cả cộng đồng. VNVC tiếp tục đưa vào hoạt động nhiều trung tâm tiêm chủng ở các tỉnh thành để người dân đỡ vất vả, tốn kém khi di chuyển.
Nguồn VNE