Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đảng
Đại hội đảng
Vãn cảnh chùa Phúc Minh – Thái Bình
2011-06-21 12:16:00

Những ai đã từng về thăm Thái Bình có lẽ đều biết đến Chùa Keo nổi tiếng nhưng có lẽ không nhiều du khách phương xa biết đến một cái tên cũng nổi tiếng không kém Chùa Keo ở xứ sở của lúa này đó là… Chùa Phúc Minh.

Những ai đã từng về thăm Thái Bình có lẽ đều biết đến Chùa Keo nổi tiếng nhưng có lẽ không nhiều du khách phương xa biết đến một cái tên cũng nổi tiếng không kém Chùa Keo ở xứ sở của lúa này đó là… Chùa Phúc Minh.

Chùa Phúc Minh còn gọi là chùa An Để, hay là chùa Ông Lâu thuộc thôn An Để xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Xưa thuộc hương Mạn Để, châu Hoàng, phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình.

Theo Văn bia phía trước sân dựng năm Đại Trị thứ 12 (1369), do Đỗ Nguyên Chương chức Triều thỉnh đại phu Hàn lâm quyền học sỹ tri chế cáo, thượng kỵ đô úy đời Trần thì: Chùa do Linh Nhân Thái hậu (tức Nguyên Phi Ỷ Lan) đời Lý sáng lập, được trùng tu vào đời Trần (năm 1336).

Chùa Phúc Minh tương truyền thờ đức vua Lý Nam Đế (Lý Bí) (503-548),. Ông là người Việt Nam đầu tiên xưng Đế khẳng định chủ quyền và lòng tự hào dân tộc.

Lý Bí xuất thân từ một hào trưởng địa phương do yêu nước thương dân căm giận bè lũ đô hộ tàn bạo đã từ quan đứng lên khởi nghĩa chống nhà Lương. Tháng 2-544, ông tuyên bố dựng nước, đặt Quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội) định niên hiệu riêng, đúc tiền riêng.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, chùa Phúc Minh vẫn tồn tại theo dòng chảy lịch sử. Dù đã qua nhiều lần trung tu, tôn tạo xong chùa Phúc Minh vẫn mang trong mình vóc dáng cổ xưa. Đặc biệt, tại chùa còn có 3 văn bia cổ khắc 1 mặt, có kích thước 1,20 x 0,80m. Bia chùa Phúc Minh là một trong di vật thời Trần hiếm hoi ở Thái Bình.

Văn bia cũng cho biết vào thời Trần, ở đây ngoài ngôi chùa này ra, còn có một ngôi quán đạo. Ngôi quán đạo ở đây hiện nay không còn.

Bia được dựng khắc vào năm 1377, song do mờ mòn, nên đến thời Nguyễn, lại được khắc lại. Vì vậy phong cách trang trí hiện nay tuy trên cơ sở bố cục của trang trí bia thời Trần là trán bia có hai rồng chầu vào ô chữ tên bia ở giữa, nhưng rồng ở đây đã được khắc mới hình rồng thời Nguyễn cách điệu hoa văn chữ triện, diềm bia cũng khắc lại hoa văn thường gặp trên diềm bia Nguyễn là những cánh lá lớn nối tiếp nhau.

Sau khi hoàn tất xây dựng, các tín đồ còn mua được một quả chuông của vị họ Trần ở Cổ Lũ về treo, rồi mời người về soạn văn bia. Như vậy, chúng ta được biết đến ngôi chùa Phúc Minh ở Thái Bình là một trong nhiều ngôi chùa được Linh Nhân Thái hậu, tức ỷ Lan Hoàng Thái hậu, vợ của Lý Thánh Tông xây dựng.

Ngôi chùa này vào thời Trần gồm nhiều toà kiến trúc, cả thẩy đã có trên 50 gian nhà, lại có gác chuông, nhà bia; quy mô đồ sộ như những ngôi chùa lớn khác thời Trần và sau đó.

Chùa Phúc Minh là một ngôi chùa có qui mô lớn với tổng diện tích rộng đến 13.900 m2, gồm nhiều công trình kiến trúc khá đồ sộ như: Tam quan, chính điện, nhà tổ, nhà mẫu, tăng đường, nhà khách, vườn tháp, tòa thủy đình.

Chùa Phúc Minh còn là ngôi chùa duy nhất ở Thái Bình ngoài những công trình thờ tự về Phật giáo có một công trình rất độc đáo với Tòa Thủy Đình, dựng trên một hồ sen lớn, bên trong đặt tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đại đức Thích Thanh Hòa trùng tu tôn tạo năm 2010. Tượng Bác tạc bằng đồng thếp vàng cao 2,17 mét nặng 800kg do những người thợ nổi tiếng ở Xuân Kiên, Xuân Trường chế tác được đặt chính giữa tòa Thủy Đình trang nghiêm, mỹ lệ.

Tòa Thuỷ Đình có qui mô lớn, dựng bằng bê tông cốt thép giá đá, nằm chính giữa hồ sen được khởi công xây dựng vào năm 2007. Từ nhà khách có một cây cầu đá dài chừng 20 mn nối từ bờ ra. Hòa văn trang trí hết sức tình xảo, chủ yếu là các họa tiết hình rồng, phượng, hoa và lá… bên trong treo đôi câu đối là nội dung câu đối được cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông viếng Bác ngày 9.9.1969.

Chùa Phúc Minh cũng là ngôi chùa được rất nhiều cao tăng chọn làm nơi tu hành: Cụ Tổ là Hòa thượng Thích Thanh Tắc từng trụ trì chùa Chí Thiện xã Mỹ Lộc huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình, Hòa Thương là một trong những nhà sư có nhiều đóng góp trong phong trào chấn hưng Phật giáo.

Trụ trì hiện nay của chùa là Đại đức Thích Thanh Hòa, Phó trường bản kiêm Chánh thư ký Ban trị sự tỉnh Hội Phật giáo Thái Bình. Đại đức là một vị sư có nhiều đóng góp trong việc trùng tu, tôn tạo chùa mới khang trang như ngày hôm nay. Để tạo ra được công trình như hiện tại, theo trụ trì của chùa, phải tốn hết 20 năm ròng để quên góp từ những đóng góp của các tăng ni, phật tử thập phương sau đó là lên kế hoạch xây dựng tôn tạo.

Tất cả những công việc này đều Đại đức Thích Thanh Hòa là người chịu trách nhiệm và thiết kế ra những công trình liên quan sau nhiều biến cố. Đại đức đồng thời là người tham gia nhiều hoạt động Phật sự và công tác xã hội, được tăng Bằng khen “Điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua xây dưng” chùa cảnh 4 gương mẫu” kỷ niệm chương “vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc” và nhiều danh hiệu khác.

Hàng năm, chùa Phúc Minh thường tổ chức Lễ hội với nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn thu hút được đông đảo người dân địa phương vào ngày 10 – 12.2 âm lịch để tưởng nhớ công lao của đức vua Lý Bí đã có công khẳng định chủ quyền của Việt Nam trước phong kiến phương Bắc.

Nếu đến Thái Bình đi thăm chùa Keo nổi tiếng mà chưa đi thăm chùa Phúc Minh có lẽ là một thiếu sót. Đây là một di tích lịch sử có từ lâu đời và có cảnh quan rất đẹp cho những người muốn vãn cảnh.

K.D (st)

Từ khóa:
Tin liên quan