Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Vấn đề phá thai đang chi phối bầu cử Mỹ
Thứ sáu: 11:30 ngày 01/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, quyền phá thai đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm, làm tăng sức nóng cho cuộc đua giữa bà Kamala Harris và ông Donald Trump.

Phá thai từ lâu đã là một vấn đề gây tranh cãi sâu sắc trong chính trường Mỹ, tuy nhiên mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Tòa án Tối cao nước này đảo ngược phán quyết Roe v. Wade vào năm 2022, dẫn đến việc chấm dứt quyền phá thai được hiến pháp bảo vệ gần 50 năm.

Theo tổ chức KFF, cứ 6 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tại Mỹ, thì có 1 người cho rằng phá thái là yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử năm nay. Một bài khảo sát của New York Times công bố vào tháng 10 cũng cho thấy phá thai là vấn đề quan trọng thứ hai đối với các cử tri, chỉ đứng sau kinh tế.

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump-hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ảnh: The Boston Globe.

Bà Kamala Harris, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ, đã liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền phá thai trong chiến dịch tranh cử, cam kết sẽ bảo vệ và mở rộng quyền tự do sinh sản.

Trong khi đó, ông Trump, người từng nhiệt tình ủng hộ phán quyết của Tòa án Tối cao đối với quyền phá thai, trong thời gian gần đây đã nhiều lần thay đổi quan điểm. Điều này khiến phe bảo thủ và các nhóm phản đổi quyền phá thai cảm thấy thất vọng, nhất là khi vào đầu tháng 10 ông cho biết sẽ phủ quyết lệnh cấm phá thai trên toàn quốc nếu trở thành tân tổng thống và ủng hộ việc trao quyền quyết định vấn đề này cho từng tiểu bang.

Vợ ông và cựu đệ nhất phu nhân Melania Trump bày tỏ sự ủng hộ đối với quyền phá thai.

Trong cuộc bầu cử sắp tới, người dân ở 10 tiểu bang sẽ có cơ hội quyết định liệu quyền phá thai có được đưa vào hiến pháp của tiểu bang mình hay không. Các bang này bao gồm Montana, Arizona, Missouri, Nebraska, Colorado, Florida, Maryland, Nevada, New York và South Dakota, với những quy định khác nhau về quyền phá thai. 

Ví dụ, tại Missouri – tiểu bang do phe bảo thủ lãnh đạo và có lập trường phản cường mạnh mẽ với quyền phá thai – cử tri sẽ có cơ hội bỏ phiếu về Tu chính dự án 3 – sáng kiến Quyền tự do sinh sản, được phép đưa quyền phá thai vào hiến pháp bang. Với hơn 380.000 chữ ký thu thập được, sáng kiến ​​này tạo động lực cho sự phát triển của các phong trào ủng hộ quyền sinh sản tại Missouri.

Tuy nhiên, các nhóm chống phá thai như Students for Life đã phản đối quyết định Tu chính án 3, cho rằng sáng kiến ​​này có thể làm giảm trách nhiệm của các bác sĩ trong việc bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Hazel Myles, thành viên của tổ chức, chia sẻ cô đã đi vận động từng nhà, khuyến khích cử tri bỏ phiếu phản đối sáng kiến ​​này. Myles tin rằng nhiều người đang lo ngại về những rủi ro sẽ xảy ra nếu Tu chính án 3 được thông qua.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày bầu cử, cả hai đảng đều đang theo dõi phản ứng của các cử tri. Tầm quan trọng của vấn đề phá thai không chỉ giới hạn ở 10 tiểu bang nói trên mà có thể tác động đến kết quả cuộc đua Nhà Trắng và cấu trúc Quốc hội. Với sự tham gia đông đảo của cử tri cùng quan điểm phân hóa sâu sắc về quyền phá thai, đây chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố then chốt quyết định kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử năm nay.

Nguồn kinhtedothi

Tin cùng chuyên mục