Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Thực trạng các mô hình tổ hợp tác:
Vào tổ hợp tác đâu chỉ để được vay vốn…
Thứ năm: 08:28 ngày 13/11/2014

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - (BTNO) - Theo nhận định của ngành chức năng thì vấn đề vốn không phải là khó khăn không thể khắc phục. Kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn nhất là trình độ, nhận thức và lòng tin của người dân đối với tổ hợp tác.

Đáng lưu ý, qua khảo sát thực tế cho thấy, số tổ hợp tác hoạt động không đúng quy định của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP chiếm tỷ lệ quá lớn so với tổ hợp tác hoạt động theo đúng quy định. Điều này cũng cho thấy việc phát triển các mô hình tổ chức kinh tế tập thể ở các địa phương còn mang tính tự phát, thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, không bảo đảm tính ổn định và bền vững.

Tư cách pháp lý của các tổ hợp tác không rõ ràng, hợp đồng hợp tác không được UBND cấp xã chứng thực, không có phương án sản xuất rõ ràng, trong quá trình hoạt động dễ gặp nhiều khó khăn trong quan hệ giao dịch kinh tế và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong nội bộ tổ.

Đoàn khảo sát của tỉnh làm việc tại Gò Dầu.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, vừa qua Sở Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh cùng các sở, ngành có liên quan như Công Thương, Giao thông - Vận tải tiến hành rà soát tình hình hoạt động, số lượng các tổ hợp tác trên toàn tỉnh. Nội dung kiểm tra, rà soát tình hình hoạt động các tổ hợp tác căn cứ theo quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động tổ hợp tác.

Từ ngày 20 đến ngày 24.10.2014, đoàn khảo sát đã làm việc với tất cả 9 huyện, thành phố thuộc tỉnh. Tham dự các buổi làm việc với đoàn có lãnh đạo UBND, phòng chuyên môn của các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ hợp tác đóng tại địa phương.

Qua kiểm tra rà soát, hiện toàn tỉnh có 1.746 tổ hợp tác với 59.630 thành viên. Trong đó, số tổ hợp tác hoạt động đúng theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP chỉ có 66 tổ với 1.349 thành viên; còn lại là các tổ vay vốn được thành lập nhằm mục đích vay vốn của các tổ chức đoàn thể, hoặc thành lập nhằm tranh thủ sự hỗ trợ vốn của Nhà nước từ các chương trình, dự án dưới sự quản lý của các tổ chức thực hiện chương trình, dự án.

Theo Nghị định số 151/2007/NĐ-CP, hoạt động của các tổ hợp tác khá đa dạng về hình thức cũng như ngành nghề hoạt động như tổ liên kết sản xuất, tổ nuôi gà, tổ trồng rau an toàn, tổ nuôi bò sinh sản, tổ vay vốn, tổ gò nhôm, tổ làm chổi… Nhìn chung, các tổ hợp tác hoạt động đúng quy định của Nghị định này đã mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên.

Đáng lưu ý, qua khảo sát thực tế cho thấy, số tổ hợp tác hoạt động không đúng quy định của Nghị định số 151/2007/NĐ-CP chiếm tỷ lệ quá lớn so với tổ hợp tác hoạt động theo đúng quy định. Điều này cũng cho thấy việc phát triển các mô hình tổ chức kinh tế tập thể ở các địa phương còn mang tính tự phát, thiếu chặt chẽ, quan hệ hợp tác còn lỏng lẻo, không bảo đảm tính ổn định và bền vững. Tư cách pháp lý của các tổ hợp tác không rõ ràng, hợp đồng hợp tác không được UBND cấp xã chứng thực, không có phương án sản xuất rõ ràng, trong quá trình hoạt động dễ gặp nhiều khó khăn trong quan hệ giao dịch kinh tế và giải quyết các vướng mắc phát sinh trong nội bộ tổ.

Tại các buổi khảo sát, lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn và đại diện tổ hợp tác tham dự buổi làm việc cho biết, khó khăn của các tổ hợp tác là nguồn vốn. Tuy nhiên, theo nhận định của ngành chức năng thì vấn đề vốn không phải là khó khăn không thể khắc phục. Kết quả khảo sát cho thấy, khó khăn nhất là trình độ, nhận thức và lòng tin của người dân đối với tổ hợp tác.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND về việc quy định chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh, Tây Ninh và thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Và mới đây, UBND tỉnh cũng đã đồng ý chủ trương Liên minh Hợp tác xã tổ chức lớp trung cấp kế toán đối với cán bộ làm nghiệp vụ của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Theo bà Ký Hồng Ngọc- Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh, vấn đề hiện rất cần sự quan tâm của các ngành, các cấp và các địa phương là công tác tuyên truyền bằng các biện pháp thích hợp, để người dân nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của tổ hợp tác và có sự quan tâm đúng mức và thích đáng đến sự tồn tại, phát triển của mô hình tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh, tránh trình trạng hời hợt, đơn thuần nắm số lượng tổ hợp tác như hiện nay.

H.N

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục