Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
VFF có sợ U22 Việt Nam vào ‘bảng tử thần’ tại SEA Games?
Thứ bảy: 14:18 ngày 20/04/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
VFF không sợ U22 Việt Nam gặp các đối thủ mạnh trong khu vực. Họ có những lý do chiến lược lớn hơn nhiều khi đấu tranh vụ phân nhóm hạt giống tại SEA Games 30.

Hôm qua (19/4), Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) xác nhận đã gửi khiếu nại về việc chia nhóm hạt giống tại SEA Games 30. U22 Việt Nam tuy là Á quân U23 châu Á, Hạng tư ASIAD 18 nhưng lại bị phân vào nhóm hạt giống số 4, đối diện nguy cơ gặp hàng loạt địch thủ mạnh ngay từ vòng bảng. Để U22 có một lịch thi đấu dễ chịu hơn, xứng đáng với vị thế hiện tại của đội tuyển, VFF đã có văn bản đề xuất.

Phân nhóm hạt giống chính thức môn bóng đá nam SEA Games 30

Nhóm hạt giống số 1: U22 Thái Lan, U22 Philippines

Nhóm hạt giống số 2: U22 Malaysia, U22 Indonesia

Nhóm hạt giống số 3: U22 Myanmar và U22 Singapore

Nhóm hạt giống số 4: U22 Việt Nam, U22 Lào, U22 Campuchia, U22 Brunei và U22 Timor Leste

Hành động của VFF ngay lập tức nhận lại nhiều dư luận trái chiều. Các ý kiến phản đối cho rằng Liên đoàn không cần quan tâm quá nhiều tới vị trí hạt giống bởi nếu muốn vô địch, U22 Việt Nam cần chiến thắng tất cả.

Đương nhiên, VFF hay U22 Việt Nam không sợ đối thủ nào tại khu vực. Nhưng trong chặng đường dài hơi của bóng đá Việt Nam vào cuối năm, VFF có những lý do chiến lược để phải lên tiếng.

Thứ nhất, nội dung bóng đá nam có 11 đội tuyển tham dự và nằm trong khuôn khổ Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games). Để môn bóng đá theo kịp tiến trình Đại hội, ban tổ chức SEA Games luôn bố trí một lịch thi đấu rất dày đặc. Tại giải đấu năm 2017, U22 Việt Nam của HLV Nguyễn Hữu Thắng đã chơi 5 trận liên tiếp trong vòng 9 ngày. Nếu đội tuyển khi ấy tiến vào chung kết, các cầu thủ sẽ thi đấu 7 trận trong 14 ngày. Khoảng cách giữa các trận chỉ là 2 ngày.

Từ khi HLV Park Hang-seo đặt chân tới Việt Nam, các đội tuyển của ông chưa từng phải thi đấu với cường độ cao như vậy. Tại U23 châu Á 2018 ở Trung Quốc, đội tuyển chơi 6 trận trong 16 ngày với khoảng cách 3 ngày xen giữa các trận. Ở ASIAD 18, Olympic Việt Nam chơi 7 trận trong 18 ngày, còn AFF Cup2018 là 8 trận trong 37 ngày.

U22 Việt Nam sẽ đối diện lịch thi đấu cực kỳ khốc liệt ở SEA Games 30 tại Philippines vào cuối năm. Ảnh: Minh Chiến.

Phân tích thế để thấy, thêm hay bớt 1 đối thủ mạnh, 1 cơ hội nghỉ ngơi trên hành trình SEA Games là điều quan trọng thế nào nếu U22 Việt Nam muốn gìn giữ thể lực cho vinh quang cuối cùng.

Thứ hai, SEA Games 30 chỉ là một trong 3 sự kiện lớn của bóng đá Việt Nam vào cuối năm. Trước đó, tuyển quốc gia sẽ chơi 6 trận vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á vào tháng 9, 10 và 11. Ngay sau SEA Games, đội U23 sẽ dự vòng chung kết U23 châu Á trên đất Thái Lan.

Đặt trong bối cảnh chung ấy, giữ gìn lực lượng cho U23 Việt Nam qua từng trận đấu càng trở thành nhiệm vụ quan trọng hơn. Nắm rõ điều đó, người hâm mộ sẽ thông cảm và hiểu được những gì VFF đang cố gắng mang tới cho thầy trò HLV Park Hang-seo.

Nguồn Zing

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục