BAOTAYNINH.VN trên Google News

Vị ngọt thốt nốt 

Cập nhật ngày: 19/03/2018 - 22:21

Mùa thốt nốt thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 11 khi mưa dứt hạt và kết thúc vào khoảng tháng năm (âm lịch) khi trời đổ mưa xuống. Lúc đó, một số người dân Khmer ở hai xã Hoà Thạnh và Biên Giới (huyện Châu Thành) trèo lên cây thốt nốt, chọn những bông vừa nhú ra khỏi thân để ép lấy nước. Nắng càng gắt, nước thốt nốt càng trong, có thể uống tươi hoặc nấu làm đường với hương thơm dìu dịu, vị ngọt thanh.

Mùa thốt nốt thường bắt đầu từ khoảng cuối tháng 11 khi mưa dứt hạt và kết thúc vào khoảng tháng năm (âm lịch) khi trời đổ mưa xuống.

Lúc đó, một số người dân Khmer ở hai xã Hoà Thạnh và Biên Giới (huyện Châu Thành) trèo lên cây thốt nốt, chọn những bông vừa nhú ra khỏi thân để ép lấy nước.

Nắng càng gắt, nước thốt nốt càng trong, có thể uống tươi hoặc nấu làm đường với hương thơm dìu dịu, vị ngọt thanh.

Ông Quo Bét - nhà ở xã Hoà Thạnh cho biết, đến mùa thốt nốt, mỗi sáng ra đồng, người ta gánh nước thốt nốt về nấu đường đông vui lắm. 

Theo anh Bùi Văn Long, ngụ ở ấp Bến Cầu, xã Biên Giới, công việc này tuy vất vả, nhưng chỉ cần chịu khó là anh đã có thể kiếm thêm chút tiền chợ. Đường thốt nốt do gia đình anh làm ra được người dân trong vùng ưa chuộng. 

Ông Quo Bét (52 tuổi) mỗi sáng lấy được khoảng 20 lít nước thốt nốt mang đi bán. Để vị nước thốt nốt ngọt và trong, ông phải leo lên lấy nước 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều.

Vợ chồng anh Long chuẩn bị nấu đường thốt nốt.

Đường thốt nốt sau khi khô sẽ được bọc quanh bằng những chiếc lá thốt nốt non phơi khô để bảo quản.

Nước thốt nốt được nhiều người mua với giá 10.000 đồng/lít.

Gần 15 lít nước thốt nốt, sau khi nấu hơn 1 tiếng rưỡi đồng hồmới ra được khoảng 1 kg đường thốt nốt.

Đường thốt nốt sau khi khô sẽ được bọc quanh bằng những chiếc lá thốt nốt non phơi khô.

Ngọc Diêu