Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Vì sao chính phủ Mỹ có hơn 5 tỉ đô la bitcoin?
Thứ tư: 14:12 ngày 18/10/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Số bitcoin trên được đưa vào các thiết bị lưu trữ được mã hóa, bảo vệ bằng mật khẩu được gọi là ví cứng (hay ví lạnh) do Bộ Tư pháp, Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) hoặc các cơ quan liên bang khác kiểm soát.

Chính phủ Mỹ đang nắm giữ hơn 200.000 đô la bitcoin, trị giá hơn 5,5 tỉ đô la Mỹ, tịch thu từ tội phạm mạng và các thị trường chợ đen trên mạng – Ảnh: Binance

Mỹ là một trong những chính phủ nắm giữ bitcoin lớn nhất thế giới với khoảng 200.000 bitcoin, trị giá hơn 5,5 tỉ đô la Mỹ, tính theo giá thị trường hôm 15-10. Tuy nhiên, không giống như các “cá voi”  tiền ảo khác, Nhà Trắng không mấy quan tâm đến việc tăng giảm giá của số bitcoin này vì đây là số tài được giới chức trách tịch thu từ tội phạm mạng và các thị trường chợ đen trên mạng.

Số bitcoin trên được đưa vào các thiết bị lưu trữ được mã hóa, bảo vệ bằng mật khẩu được gọi là ví cứng (hay ví lạnh) do Bộ Tư pháp, Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) hoặc các cơ quan liên bang khác kiểm soát.

Nhất cử nhất động của chính phủ Mỹ đối với số bitcoin này từ lâu là chủ đề mà các nhà đầu tư tiền ảo quan tâm vì bất kỳ giao dịch bán nào cũng có thể gây biến động giá hoặc gây ra các hiệu ứng lan tỏa khác trên thị trường tài sản số trị giá 1 nghìn tỉ đô la Mỹ.

Chính phủ Mỹ chưa bao giờ lên kế hoạch bán số bitcoin trị giá khổng lồ đó và cũng không chờ đợi giá bitcoin tăng phi mã để bán kiếm khoản lợi nhuận kếch xù. Đúng hơn, tình trạng “nằm im” của đống bitcoin lớn đó là sản phẩm phụ của một quy trình pháp lý kéo dài hơn là kế hoạch chiến lược.

Theo phân tích dữ liệu của Công ty tiền điện ảo 21.co, chỉ riêng ba vụ bắt giữ gần đây đã sung vào công quỹ của Mỹ hơn 200.000 bitcoin. Tổng số bitcoin mà chính phủ Mỹ thực sự đang nắm giữ có thể lớn hơn nhiều.

Từ giai đoạn thu giữ bitcoin bất hợp pháp cho đến khi được phê duyệt để bán và thu về tiền mặt, quy trình pháp lý có thể mất nhiều năm. Trong một số trường hợp, điều đó có lợi cho chính phủ Mỹ vì bitcoin vẫn đang tăng giá trong dài hạn.

Ví dụ, vào năm 2016, khi sàn giao dịch tiền ảo Bitfinex bị doanh nhân công nghệ Ilya Lichtenstein tấn công mạng để xâm nhập, bitcoin giao dịch quanh mức giá 600 đô la. Vào thời điểm Lichtenstein và vợ ông bị bắt vào năm 2022 và Bộ Tư pháp Mỹ thông báo tiến hành vụ thu giữ tài sản tài chính lớn nhất từ trước đến nay, khoảng 95.000 bitcoin, giá đồng tiền ảo này đã tăng lên 44.000 đô la. Hiện nay, giá bitcoin đang giao dịch quanh ngưỡng 28.000 đô la.

Chính phủ Mỹ đã không thu giữ bất kỳ loại tiền điện ảo nào trong vụ sụp đổ sàn giao dịch FTX hồi năm ngoái. Tài sản tiền ảo của FTX là một phần tài sản đang được xử lý trong quy trình phá sản của công ty này. FTX dự kiến ​​bán số tiền ảo để trả tiền cho các chủ nợ hoặc khởi động lại sàn giao dịch.

Khi một cơ quan liên bang nắm quyền kiểm soát những đồng bitcoin bất hợp hợp pháp, điều đó không có nghĩa là chính phủ Mỹ sở hữu hoàn toàn ngay. Chỉ sau khi tòa án ban hành lệnh tịch thu cuối cùng thì chính phủ mới có quyền sở hữu và chuyển bitcoin cho Cơ quan Cảnh sát tư pháp Mỹ (USMS) để thanh lý.

Trong khi các vụ án liên quan chờ xử lý, chính phủ giữ bitcoin làm bằng chứng như thu nhập bất chính từ hoạt động tội phạm. Bộ Tư pháp đã lưu trữ bitcoin bị tịch thu trên ví cứng kể từ khi chợ ma túy trực tuyến Silk Road bị đóng cửa năm 2013. Trong những năm gần đây, cơ quan này đã thu giữ 69.000 bitcoin từng thuộc sở hữu của Ross Ulbricht, người sáng lập Silk Road và 50.676 bitcoin từ một người đàn ông quốc tịch Georgia, người đã nhận tội ăn cắp bitcoin từ Silk Road..

“Chính phủ Mỹ thường hành động rất chậm trong việc xử lý những tài sản đó vì phải thực hiện rất nhiều công việc thẩm định. Các vụ án liên quan thường phức tạp và đòi hỏi rất nhiều thủ tục hành chính nhiêu khê”, Nicolas Christin, giáo sư khoa học máy tính của Đại học Carnegie Mellon Carnegie nói.

Quy trình thanh lý tài sản USMS phát triển cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp tiền ảo. Trong những ngày đầu của tiền ảo, cơ quan này tổ chức các cuộc đấu giá để bán ảo trực tiếp cho những người mua quan tâm.

Nhà đầu tư mạo hiểm Tim Draper, người đã kiếm bộn tiền khi đầu tư vào tiền điện ảo đã mua hơn 30.000 bitcoin từ chính phủ thông qua hai cuộc đấu giá vào năm 2014. Trong một cuộc đấu giá, ông đã trả 632 đô la cho mỗi bitcoin khi giá trên thị trường ở mức 618 đô la. Sau khi bitcoin giảm xuống còn khoảng 180 đô la, Draper đã trả khoảng 191 đô cho mỗi bitcoin trong một cuộc đấu giá khác.

Lần đầu tiên vào tháng 1-2021, USMS quyết định thanh lý một số tiền ảo tịch thu thông qua các sàn giao dịch tiền ảo. Trong lịch sử, cơ quan này bán tài sản tiên ảo theo nhiều đợt thay vì bán tất cả cùng một lúc để tránh tác động bất lợi đến thị trường. Hiện tại, USMS thực hiện các bước bổ sung để đảm bảo thị trường không bị ảnh hưởng tiêu cực, bao gồm cả việc thanh lý tài sản.

Một đợt bán như vậy đã được tiến hành hồi tháng 3 khi USMS bán 9.861 bitcoin thông qua Coinbase, sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất Mỹ . “Mục tiêu của chúng tôi là xử lý tài sản kịp thời theo giá trị thị trường hợp lý”, một đại diện của USMS nói.

Trong nhiều trường hợp, số tiền thu được từ việc thanh lý tiền ảo tịch thu sẽ được dùng để hoàn trả cho các nạn nhân. Hồi tháng 7, sàn giao dịch Bitfinex cho biết đã nhận được hơn 300.000 đô la tiền mặt và 6.917 loại tiền ảo có gọi tên Bitcoin Cash, trị giá khoảng 1.900 đô la vào thời điểm đó từ Bộ An ninh nội địa Mỹ. Các cơ quan điều tra liên bang cũng có thể yêu cầu sử dụng tiền thanh lý để hỗ trợ trang trải các chi phí như phí mua giấy phép phần mềm theo dõi hoạt động giao dịch tiền ảo.

Nguồn thesaigontimes (Theo WSJ)

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục