Theo dõi Báo Tây Ninh trên
Tết năm nay thiếu mất một ngày quan trọng là "30 tết", vì sao vậy?
Thông thường đêm giao thừa sẽ rơi vào ngày 30 tháng Chạp, cũng là ngày cuối cùng của năm cũ tính theo lịch âm. Tuy nhiên, năm 2021 tháng Chạp chỉ có 29 ngày, dân gian gọi đây là tháng thiếu. Như vậy, năm Tân Sửu sẽ kết thúc vào ngày 29 tết vào bắt đầu năm mới bằng ngày 1 tháng Giêng.
Vậy tại sao năm nay lại không có 30 tết, cũng là một câu hỏi khiến nhiều người tò mò!
Theo đài CRI giải thích, âm lịch hiện hành sắp xếp theo con số thiên văn vận hành của trái đất, mặt trăng và mặt trời. Một nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, cũng chính là giây phút người quan trắc trên mặt đất không nhìn thấy mặt trăng, nguyệt thực phải ở vào mùng một của mỗi tháng.
Trên thực tế, thời gian mặt trăng từ tròn đến khuyết, chu kỳ bình quân là 29,53 ngày, nhưng số ngày của mỗi tháng sắp xếp bắt buộc phải là số chẵn, điều này dẫn đến có tháng thừa, tháng thiếu.
Trên thực tế, có một số năm Tết Nguyên đán còn đến rất sớm, còn một số năm thì lại đến khá muộn. Trong vài chục năm nay, theo như tìm hiểu, Tết Nguyên đán sớm nhất là ngày 21/1/1996, còn Tết Nguyên đán muộn nhất là ngày 20/2/1985, tức sự chênh lệch lên đến 1 tháng.
Âm lịch thường có 12 tháng, mỗi tháng 28 ngày hoặc 30 ngày, chính vì thế những năm không có tháng nhuận theo âm lịch sẽ chỉ có 353 ngày hoặc 354 ngày so với dương lịch là 365 ngày. Như vậy, âm lịch hàng năm sẽ thiếu khoảng 11 ngày, theo vòng lặp này, sau ba năm sẽ thiếu khoảng một tháng so với dương lịch. Nếu cứ như thế thì Tết Nguyên đán sẽ ngày một sớm, do vậy, nếu không có tháng nhuận xuất hiện, có lẽ chúng ta sẽ phải ăn tết vào... mùa hè thay vì mùa xuân.
Năm nay không có ngày 30 tết khiến nhiều người hụt hẫng vì cảm thấy mất đi cảm giác 30 tết thường niên. Tuy vậy, dù ngày cuối cùng rơi vào ngày nào, chúng ta cũng có thể gọi là “30 tết”, khoảnh khắc giao thừa đầy thiêng liêng mà ai cũng cảm thấy háo hức và hồi hộp trong thời khắc chuyển giao.
Nguồn t/h