Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyện thời sự:
Vị thế mới tiến tới kỷ nguyên mới
Thứ hai: 08:28 ngày 18/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Thật ra IMF không phải là một tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc, mặc dù tổ chức Quỹ này cũng thành lập năm 1945, sau khi Liên Hợp Quốc thành lập vài tháng.

Bàn Dân nè, là thành viên của một tổ chức Hội cấp tỉnh, nhiều lần tôi được Hội mời dự học tập, tiếp thu nghị quyết của Trung ương. Nhưng…thú thiệt, có một lời phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là câu: “Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” tôi rất tâm đắc, cảm thấy rất tự hào.

- Bàn Dân nè, là thành viên của một tổ chức Hội cấp tỉnh, nhiều lần tôi được Hội mời dự học tập, tiếp thu nghị quyết của Trung ương. Nhưng…thú thiệt, có một lời phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là câu: “Chưa bao giờ đất nước ta có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” tôi rất tâm đắc, cảm thấy rất tự hào. Có điều, tôi chưa thấu hiểu đúng mức ý nghĩa của câu đó, ông giúp tôi quán triệt nhận định ấy không?

- Vâng, đó là câu cố Tổng Bí thư phát biểu tại Đại hội XIII của Đảng ta, tính tới nay đã được gần bốn năm rồi, chỉ còn một năm nữa, đến đầu năm 2026 là Đảng ta sẽ tiến hành Đại hội nhiệm kỳ tiếp theo, tức là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV. Nhưng sao, hôm nay có gì đặc biệt mà ông nhắc lại lời của cố Tổng Bí thư vậy?

- Là tại vì tôi theo dõi thời sự trong nước, quốc tế khoảng hơn một tháng vừa qua, tôi thấy các vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, Chính phủ liên tục đi dự các hội nghị quốc tế rất lớn với nhiều hoạt động sôi nổi đủ mọi lĩnh vực, từ đó tôi ngẫm lại mới thấy lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là quá đúng, cứ như là một “lời tiên tri” thật “ứng nghiệm” vậy!

- Ông nói không sai, nhưng đó là lời nhận định khách quan, có cơ sở khoa học của một lãnh tụ trí tuệ, kiên định, trong sạch của Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền thực sự vì lợi ích đất nước, lợi ích dân tộc, nhân dân. Chứ còn ví như là một “lời tiên tri” thật “ứng nghiệm” như ông nói là hơi “mê tín” rồi đó nghen.

- Cám ơn ông phân tích cho tôi biết chuyện đó. Nhưng biết thì tôi biết vậy, chứ còn hiểu thì tôi chưa hiểu thấu lắm đâu…

- Vậy ông còn thắc mắc gì nào?

- Thật ra tôi chỉ là “lơ tơ mơ” chính trị, kinh tế nên có nắm thông tin cũng hiểu không tới, chớ không phải thắc mắc, hoang mang gì đâu. Chẳng hạn như là mới vài bữa trước tôi có đọc được tin là có đoàn khách quốc tế gì đó đến nước ta để “tham vấn, giám sát kinh tế vĩ mô Việt Nam của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)”.

Tôi có hơi lăn tăn là tổ chức đó là tổ chức nào, có phải là tổ chức của Liên Hợp Quốc không, sao họ “có quyền tham vấn, giám sát kinh tế vĩ mô” nước ta vậy? Ông có biết thì giải thích cho tôi hiểu với?

- À, chuyện này nếu phải nói cho ông thấu hiểu thì Bàn Dân e rằng hơi bị mất nhiều thời gian, khó mà nói vài câu bên bàn cà phê thế này được. Nhưng thôi, để Bàn Dân cố gắng tóm gọn xem sao.

Thật ra IMF không phải là một tổ chức trực thuộc Liên Hợp Quốc, mặc dù tổ chức Quỹ này cũng thành lập năm 1945, sau khi Liên Hợp Quốc thành lập vài tháng.

Chức năng của hai tổ chức quốc tế này khác nhau nhiều. Cụ thể, Liên Hợp Quốc là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế và làm trung tâm điều hoà các nỗ lực quốc tế hướng đến các mục tiêu chung.

Khái niệm này có nghĩa Liên Hợp Quốc là tổ chức chung của thế giới được lập ra để bảo đảm cho thế giới hoà bình, an ninh, trật tự và cùng hướng đến phát triển tương lai.

Còn IMF thuần tuý là một tổ chức quốc tế được lập ra để giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, bằng cách theo dõi về tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Về mặt tổ chức, tuy Quỹ Tiền tệ quốc tế không phải là một tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, nhưng ngoài một số ít quốc gia không tham gia, có tới 190 quốc gia là hội viên Liên Hợp Quốc đều tham gia IMF. Và mỗi quốc gia tham gia vào Quỹ này là phải góp vốn như mua cổ phần vậy.

Còn việc “tham vấn, giám sát” đối với nước ta thì với các chức năng giám sát, theo dõi hoạt động của cả hệ thống tài chính toàn thế giới, tất nhiên, nước nào được IMF giám sát đánh giá kết quả tốt ắt sẽ có nhiều thuận lợi về phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới chứ đâu phải có hại mà ông “lăn tăn”.

- Nghe ông nói, tôi hiểu là… sau khi các kết quả kinh tế vĩ mô hằng năm của nước ta như những chỉ số về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, thu nhập đầu người bình quân… trên toàn quốc được Quỹ Tiền tệ quốc tế xác nhận, thì có nghĩa là thế giới công nhận quá trình phát triển của nước ta, có phải vậy không?

- Cơ bản là ông hiểu rồi đó. Như vậy chắc ông cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi, vì sao mà từ một nước nghèo nàn lạc hậu, hiện nay nước ta đã trở thành một nước đang phát triển, có quy mô kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới… có vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao để được tổ chức của các nước giàu mạnh G20 mời tham dự hội nghị thượng đỉnh nhiều lần. Cụ thể là lần họp G20 năm 2024 này, Thủ tướng Chính phủ ta đang đi dự bên nước Brazil đó!    

  Bàn Dân

Tin cùng chuyên mục
Ý kiến bạn đọc
Báo Tây Ninh