Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Viêm da tiết bã ở da đầu cũng được gọi là bệnh gàu, chàm da nhờn
Thứ hai: 15:55 ngày 05/02/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Hỏi: Nữ, 28 tuổi, gần đây da đầu và mặt có bã nhờn tiết ra nhiều và vảy da bong tróc. Tôi cảm thấy rất ngứa ngáy, khó chịu. Tôi tìm hiểu thì biết đó là bệnh viêm da tiết bã nhờn- một tình trạng do rối loạn miễn dịch gây nên. Mong bác sĩ tư vấn cách chữa khỏi bệnh này?

Lê Hà Nh. (phường IV, TP. Tây Ninh)

Ðáp: Viêm da tiết bã nhờn là một dạng viêm da thường xuất hiện ở vùng da đầu, mặt hoặc thân mình, trong hoặc xung quanh các khu vực tự nhiên tạo ra chất dầu gọi là bã nhờn. Viêm da tiết bã ở da đầu cũng được gọi là bệnh gàu, chàm da nhờn. Viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh còn được dân gian gọi là “cứt trâu”.

Nguyên nhân: Do thiếu, rối loạn hormone: Bệnh viêm da tiết bã và vảy phấn da dầu thường xuất hiện ở độ tuổi rất nhỏ (95% ở trẻ gái, 10% ở trẻ trai). Trẻ dưới 3 tháng mắc nhiều, giảm nhanh khi 1 tuổi và giảm chậm hơn trong 4 tuổi tiếp theo.

Sau đó thường hết hẳn và tái phát nhiều ở độ tuổi trưởng thành- đây là thời kỳ bị thiếu hay rối loạn hormone. Do nguồn gốc từ bệnh thần kinh: các nghiên cứu đã tìm ra một số mối liên hệ giữa viêm da tiết bã với bệnh Parkinson, chấn thương hệ thần kinh trung ương, động kinh, liệt dây thần kinh mặt, bệnh rỗng tuỷ sống do các thuốc liệt thần kinh gây ra kèm theo chứng ngoại tháp và các rối loạn thần kinh khác, bao gồm sau tai biến mạch máu não.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa tìm thấy chất dẫn truyền thần kinh gây bệnh. Do nấm: Viêm da tiết bã là một bệnh lý về da xuất hiện do phản ứng miễn dịch của da đối với vi khuẩn nấm được gọi là Malassezia.

Malassezia thường có mặt trên da khoẻ mạnh, quanh khu vực sản xuất dầu, nhưng một số người lại có phản ứng miễn dịch với Malassezia. Viêm da tiết bã không phải là bệnh truyền nhiễm, cũng không phải là một dấu hiệu của vệ sinh kém.

Viêm da tiết bã nhờn có thể được nhận diện bằng các triệu chứng như: da dầu, bong tróc hoặc vảy. Các vết loét vàng da có thể phát triển trên da đầu, đặc biệt ở trẻ sơ sinh (gọi là “cứt trâu”).

Về điều trị viêm da tiết bã nhờn: Ở trẻ sơ sinh, viêm da tiết bã thường là lành tính và khỏi tự nhiên trong vòng 6 đến 12 tháng.

Tuy vậy, nếu viêm da tiết bã xuất hiện ở trẻ vị thành niên hoặc ở độ tuổi trưởng thành thường là tình trạng lâu dài, có thể tái phát theo thời gian. Với bạn nên duy trì một chế độ uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả sẽ giúp mồ hôi bớt nhờn.

Hạn chế các thức ăn nhiều chất bột, đường, mỡ, bia, rượu, thuốc lá, chống táo bón. Vệ sinh da: tắm bằng nước ấm giúp tẩy bớt chất nhờn trên da. Tránh sờ mó, cào gãi bằng tay bẩn. Ðối với các sang thương do viêm da tiết bã có thể điều trị toàn thân với: Corticoid, estrogene, isotretinoin (những thuốc này cần sự hướng dẫn cụ thể của BS chuyên khoa).

Các thuốc khác như: Biotin 5mg x2 viên/ngày; vitamin A 50.000-100.000IU/ng, cetirizin 10 mg x 1v/ng. Tại chỗ: Dùng kem Hydrocortisone 1% bôi 1-2l/ngày.

Theo các chuyên gia đầu ngành về da liễu, viêm da tiết bã là bệnh cơ địa không thể chữa khỏi dứt điểm hoàn toàn. Ðiều trị bệnh chỉ mang tính hạn chế bệnh tái phát nhanh, hạn chế biến chứng.

BS LÊ TRUNG NGÂN

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục