Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Việt Nam đón mưa sao băng Delta Aquarids vào đêm mai
Thứ năm: 09:21 ngày 27/07/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Mưa sao băng Delta Aquarids là hiện tượng thiên văn diễn ra khoảng từ 12/7 đến 23/8 hàng năm với cực điểm rơi vào cuối tháng 7.

Theo Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA), mưa sao băng Delta Aquarids hiện tượng thiên văn diễn ra hàng năm từ giữa tháng 7 đến giữa tháng 8, và có thể quan sát được ở mọi nơi trên thế giới. Hiện tượng này có nguồn gốc từ sao chổi 96P Machholz - một sao chổi chu kỳ ngắn khi nó bay đến gần Mặt Trời.

Cũng theo VACA, các vệt sao băng của hiện tượng lần này sẽ diễn ra ở khu vực lân cận chòm sao Aquarius (Bảo Bình) nằm trên bầu trời phía nam và thời điểm chính để quan sát khi Delta Aquarids đạt cực điểm là vào đêm 28/7 và rạng sáng 29/7.

Xác định vị trí chòm sao Aquarius để ngắm mưa sao băng Delta Aquarids trên bầu trời là rất quan trọng. (Ảnh: Sky & Telescope)

VACA cho biết, đây không phải là trận mưa sao quá lớn, mật độ cực đại khoảng 15 - 20 sao băng mỗi giờ - ngay cả với những khu vực có điều kiện quan sát lý tưởng. Để quan sát hiện tượng này, người đam mê thiên văn Việt Nam không cần tới bất cứ dụng cụ thiên văn nào.

Dù vậy các khu vực đô thị có mức độ ô nhiễm cao, việc theo dõi hiện tượng này sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp khu vực của bạn không có mây mù hoặc mưa, hãy chọn địa điểm quan sát có góc nhìn rộng, ít ô nhiễm (bụi, ánh sáng).

Ngay sau mưa sao băng Delta Aquatids, đêm 12/8 rạng sáng ngày 13/8, người yên thiên văn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Perseids, một trong hai trận mưa sao băng đẹp nhất năm với tần suất thời điểm cực đai có thể đạt 80 sao băng mỗi giờ.

Mưa sao băng xảy ra khi các mảnh vụn của sao chổi để lại nằm thành những đám cắt qua quỹ đạo Trái Đất. Mỗi lần đi qua khu vực quỹ đạo của Trái Đất, một phần thân của sao chổi bị vỡ ra và để lại một dải dài chứa rất nhiều thiên thạch nhỏ. Khi hành tinh của chúng ta đi qua khu vực này, các mảnh vụn (thiên thạch) thạch lao vào khí quyển Trái Đất và bốc cháy tạo thành những vệt sao băng.

Nguồn VTC

Tin cùng chuyên mục