Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Việt Nam tăng tốc trên con đường EVFTA
Chủ nhật: 09:38 ngày 16/08/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Chỉ khi đủ “nhân lực”, “tài lực” và điều kiện cần thiết khác, doanh nghiệp mới đáp ứng được các yêu cầu và tận dụng hiệu quả mà EVFTA mang lại.

Sau quá trình 10 năm từ đàm phán, rà soát pháp lý đến phê chuẩn, Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam (EVFTA) đã chính thức được thực thi kể từ ngày 1/8. Đây được xem là bước ngoặt giữa kinh tế Việt Nam và châu Âu, đồng thời mở ra “cơ hội vàng” cho Việt Nam tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng để bước vào “sân chơi lớn” này với các thời cơ và thách thức rõ rệt hơn.

EVFTA mang lại nhiều cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt. (Ảnh minh họa: KT)

Vấn đề là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang bùng phát trở lại, các doanh nghiệp Việt tiếp tục điêu đứng và gần như kiệt quệ sẽ rất khó có thể trụ vững sau những đòn giáng” chí tử” của đại dịch. Do vậy, ngay lúc này, Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ kịp thời đối với các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

Theo đó, các rào cản về thủ tục hành chính nhiêu khê, đã từng làm cho người sản xuất, doanh nghiệp” bầm dập” phải được chất chỉnh và khắc phục ngay; không tạo ra giấy các phép con, cơ chế” xin cho” mang tính hành doanh nghiệp là chính. Đây chính là sự hỗ trợ thiết thực nhất chứ không hẳn là vốn liếng, mặt bằng, tư liệu sản xuất.

Bên cạnh có cần đẩy mạnh truyền thông để các thành phần kinh tế hiểu rõ cơ hội và thách thức về hiệp định FVTA; từ đó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các chiến lược cho việc tiến vào thị trường 450 triệu dân của EU. Các cơ quan quản lý nhà nước phải thực sự là “bà đỡ”, “dẫn đường” cho doanh nghiệp phát triển trong hoàn cảnh hiện nay.

Riêng đối với các doanh nghiệp Việt, trong điều kiện kinh tế toàn cầu và trong nước đang lao dốc do dịch bệnh, rất cần một sự bình tĩnh, chủ động để thích ứng; trong đó chú trọng tái cấu trúc nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị và tiếp cận thị trường. Sản xuất hướng theo chất lượng, không làm ăn “chộp giựt” mà tính đến sự cạnh tranh sòng phẳng trong môi trường hội nhập chuỗi sản xuất toàn cầu, trong đó có các nước EU.

Chỉ khi đủ “nhân lực”, “tài lực” và điều kiện cần thiết khác, doanh nghiệp mới đáp ứng được các yêu cầu và tận dụng hiệu quả mà EVFTA mang lại.

Đón nhận EVFTA trong bối cảnh thế giới đang phải gồng mình vượt qua khó khăn chung và Việt Nam đang bước vào giai đoạn mới trong công cuộc phòng chống Covid-19, dưới góc nhìn của Thành viên Tổ tư vấn kinh tế Chính phủ - Phó Giáo sư Trần Hoàng Ngân cho rằng: Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra luồng gió mới cho ngành công nghiệp Việt Nam khi đại dịch đang quay trở lại.

"EVFTA cho chúng ta một luồng gió mới, một sự cộng hưởng mới, một tinh thần mới để chúng ta vượt qua những khó khăn hiện nay. Chúng ta đang phải đối phó dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đang quay trở lại Việt Nam", Phó Giáo sư Trần Hoàng Ngân nói.

Đi cùng những kỳ vọng không thể không nhắc đến sự chủ động nhập cuộc của từng doanh nghiệp; chỉ khi nào chuẩn bị đầy đủ “nhân lực” và “tài lực” cũng như các điều kiện cần thiết khác thì doanh nghiệp mới có thể đáp ứng được các yêu cầu và tận dụng hiệu quả mà Hiệp định thương mại tự do EVFTA mang lại.

Có thể khẳng định, Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu EU - Việt Nam là một cơ hội lớn để hàng hóa Việt, văn hóa Việt thể hiện sức mạnh nội tại của mình tại nhiều nước châu Âu; góp phần vượt qua đại dịch.

Do vậy ngay bây giờ, các cơ quan quản lý nhà nước phải thực sự xắn tay hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp; riêng doanh nghiệp cũng phải tự làm mới mình trong hoàn cảnh mới. Chỉ có làm được như vậy, chúng ta mới tận dụng tốt cơ hội mà EVFTA mang lại; giúp kinh tế và đời sống của người dân sớm hồi phục và ổn định; vươn lên sau đại dịch.

Nguồn VOV Giao thông

Tin cùng chuyên mục