Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
WHO loay hoay chọn đại sứ thiện chí
Thứ ba: 12:20 ngày 24/10/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã rút lại quyết định chọn Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe làm đại sứ thiện chí sau khi nhiều nước phản đối việc bổ nhiệm này.

Tổng thống Robert Mugabe (93 tuổi) điều hành Zimbabwe suốt 37 năm qua. Ảnh: Reuters

Việc Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus bổ nhiệm Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe làm đại sứ thiện chí của tổ chức này gây ra những lùm xùm. Ông Tedros, cựu Bộ trưởng Y tế Ethiopia giữ cương vị đứng đầu WHO từ tháng 7 vừa qua, đã chọn ông Mugabe làm đại sứ để hỗ trợ chống lại các bệnh không truyền nhiễm như trụy tim, đột quỵ, hen suyễn tại châu Phi. Ông Tedros ca ngợi những cam kết của Zimbabwe đối với y tế cộng đồng và hy vọng nhà lãnh đạo quốc gia châu Phi này sẽ tận dụng vai trò đại sứ thiện chí để tạo ảnh hưởng đến những người đồng cấp trong khu vực.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động, các chuyên gia y tế cộng đồng và những nhà tài trợ chủ chốt cho WHO như Anh, Canada và Mỹ chỉ trích sự lựa chọn này, cho rằng hệ thống y tế cũng như các dịch vụ công khác của Zimbabwe sụp đổ trong 37 năm ông Mugabe điều hành đất nước; bản thân vị Tổng thống 93 tuổi này bị chỉ trích tham nhũng và lạm dụng quyền lực.

Mỹ cho rằng, việc bổ nhiệm ông Magabe “rõ ràng đi ngược lại với các ý tưởng của WHO trong vấn đề tôn trọng nhân quyền và phẩm giá con người”. Chính phủ Anh bày tỏ sự “ngạc nhiên và thất vọng” và nhận định rằng, với việc lựa chọn ông Magabe, công việc của WHO trên toàn cầu có thể bị đặt vào thế mạo hiểm. Trong khi đó, đảng MDC đối lập chính ở Zimbabwe gọi việc bổ nhiệm nói trên là “buồn cười” và “xúc phạm”.

Hãng Reuters cho hay, lãnh đạo các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc (LHQ) và Tổng Thư ký LHQ thường chọn những nhân vật nổi tiếng làm đại sứ để thu hút sự chú ý trong các vấn đề toàn cầu, chẳng hạn như diễn viên Angelina Jolie làm đại sứ về tị nạn, cô gái từng đoạt giải Nobel Hòa bình Malala Yousafzai làm đại sứ về giáo dục. Sự lựa chọn này không cần được phê chuẩn. Song, các đại sứ có ít quyền lực thực tế và họ cũng có thể bị sa thải.

Đại sứ thiện chí của WHO là nhân vật công chúng, do Tổng Giám đốc WHO lựa chọn với thời hạn giữ cương vị trong 2 năm. Đại sứ thiện chí phải phối hợp chặt chẽ với các quan chức LHQ để nâng cao nhận thức về các vấn đề sức khỏe toàn cầu. Năm ngoái, cựu Thị trưởng New York (Mỹ) Michael Bloomberg được chọn làm đại sứ toàn cầu về các bệnh không truyền nhiễm.

Đối với Zimbabwe, đất nước từng được biết đến là nơi thịnh vượng ở châu Phi. Tuy nhiên, năm 2008, tổ chức từ thiện Physicians for Human Rights công bố báo cáo cho thấy những thất bại trong hệ thống y tế của quốc gia phía nam châu Phi này và cho rằng, các chính sách của Tổng thống Mugabe đã dẫn đến khủng hoảng. “Chính phủ của ông Mugabe chịu trách nhiệm chính trong việc người dân không thể tiếp cận thực phẩm, nước sạch, vệ sinh cơ bản và chăm sóc y tế”, báo cáo cho biết.

Theo Reuters, ông Mugabe - người điều hành Zimbabwe kể từ khi đất nước này giành độc lập vào năm 1980 - bị dư luận trong nước chỉ trích vì thường xuyên ra nước ngoài chữa bệnh và việc này làm tiêu tốn ngân sách hàng triệu USD.

Việc vị Tổng thống này đến Singapore nhiều lần cũng làm dấy lên quan ngại về sức khỏe của ông, ngay cả khi ông dự kiến tranh cử vào năm tới. Năm 2009, đảng cầm quyền của Tổng thống Mugabe chi hơn 250.000 USD để tổ chức tiệc sinh nhật cho ông dù Zimbabwe lúc đó đối mặt với tình trạng thiếu lương thực và dịch tả hoành hành.

Nguồn baodanang

Tin cùng chuyên mục