Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTN) -
Chiều 28.9, Ban Văn hoá - Xã hội HÐND tiếp tục làm việc với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh, tính từ ngày 1.1.2019 đến 31.7.2020.
Tiết mục múa trống Chhay-dăm của đồng bào dân tộc Khmer ở Tây Ninh.
Ban Văn hoá - Xã hội HÐND tỉnh vừa tổ chức đợt giám sát thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tại một số huyện, thị, xã, phường trên địa bàn tỉnh. Kết quả giám sát cho thấy, ở một số địa phương, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, tập làm quen với nếp sống văn minh được người dân hưởng ứng. Chiều 28.9, Ban Văn hoá - Xã hội HÐND tiếp tục làm việc với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh, tính từ ngày 1.1.2019 đến 31.7.2020.
Hạn chế “lạm phát” gia ðình văn hoá
Ông Nguyễn Thành Tiễn- Giám đốc Sở Văn hoá , Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) thông tin, thời gian qua, công tác phối hợp giữa các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo, giữa Ban Chỉ đạo các cấp thể hiện qua việc triển khai kế hoạch năm, kế hoạch tổng kết 20 năm phong trào, rà soát sửa đổi quyết định ban hành các tiêu chuẩn về công nhận danh hiệu “Ðiểm sáng văn hoá biên giới”, “Xã đạt chuẩn văn hoá nông thôn mới” và “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”…
Công tác kiểm tra, giám sát phong trào được thực hiện hằng năm qua nội dung phúc tra danh hiệu văn hoá. Năm 2019, tổ chức phúc tra việc công nhận các danh hiệu năm 2018, kiểm tra giám sát đối với văn phòng thường trực BCÐ các huyện, thị xã, thành phố.
Năm 2020, do tình hình dịch Covid-19 nên không tổ chức phúc tra việc xét, công nhận các danh hiệu công nhận năm 2019 ở cơ sở mà giao cho huyện thẩm định. Các cơ quan thành viên BCÐ chủ trì cuộc vận động xây dựng kế hoạch kiểm tra các nội dung triển khai cuộc vận động “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trong trường học”; phối hợp hướng dẫn cơ sở thực hiện nội dung trọng tâm, trong đó đăng ký, xét công nhận danh hiệu gia đình văn hoá; tập trung rà soát các quy ước hiện có tại địa phương theo những nội dung mà luật chưa quy định, chỉ đưa vào quy định những vấn đề đang được người dân quan tâm và cần có sự thống nhất của cộng đồng trong triển khai thực hiện. Ðến nay, có 541/541 ấp, khu phố đã rà soát và điều chỉnh quy ước được công nhận.
Ban Chỉ đạo đã hướng dẫn cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện phong trào giai đoạn 2000- 2020 ở 3 cấp (xã, huyện, tỉnh). Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh có 3/9 huyện tổ chức hội nghị tổng kết, 9/9 huyện và các cơ quan chủ trì cuộc vận động gửi báo cáo tổng kết. Cấp tỉnh không tổ chức hội nghị, chỉ xây dựng báo cáo tổng kết và xét khen thưởng đối với các cá nhân, tập thể đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào giai đoạn 2000-2020.
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hoá, xây dựng, phát triển văn hoá dân tộc được gắn liền việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW năm 2010 của Ban Bí thư (khoá X) “Về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá độc hại gây huỷ hoại đạo đức xã hội” và các chỉ thị, nghị quyết khác của Trung ương.
Công tác nâng cao đời sống văn hoás đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Việc bảo tồn và phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch thực hiện thường xuyên- nhất là lĩnh vực văn hoá, văn nghệ nhằm góp phần làm phong phú đời sống tinh thần các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, 100% xã có dân tộc thiểu số sinh sống đều có Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Học tập cộng đồng.
Toàn tỉnh có 11 nhà văn hoá dân tộc thiểu số, là điểm sinh hoạt văn hoá, truyền dạy văn hoá truyền thống, lưu giữ nét độc đáo, nét riêng của từng dân tộc; trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc.
Công tác đánh giá, bình xét, công nhận các danh hiệu văn hoá được cơ sở triển khai khá chặt chẽ, từng bước đi vào nề nếp, nhất là việc bình xét. Nhiều tổ dân cư tự quản, ấp, khu phố tập trung khắc phục bệnh hình thức và xác định không chạy theo thành tích, kết quả bình xét danh hiệu “Gia đình văn hoá” đã được kéo giảm.
Cuộc vận động từng bước đi vào thực chất. Ban vận động ấp, khu phố, tổ dân cư tự quản thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký xây dựng và xét công nhận danh hiệu “Gia đình văn hoá”, “Ấp, khu phố văn hoá” theo đúng quy trình tại Nghị định 122/2018/NÐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, tỷ lệ đạt danh hiệu gia đình văn hóa còn rất cao, vẫn còn tình trạng ký thay cho hộ gia đình...
Ông Võ Văn Sớm, Trưởng ban VH-XH HÐND tỉnh phát biểu ý kiến tại buổi giám sát.
Khen thưởng kịp thời, đúng người, ðúng việc
Sau khi nghe lãnh đạo Sở VH,TT&DL trình bày, bà Kim Thị Hạnh, Phó trưởng Ban VH-XH đề nghị Sở trình bày rõ hơn vai trò thường trực của Ban Chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá trong sự phối hợp với các cơ quan liên quan để bảo đảm những con số đạt được là đáng tin cậy, tránh bệnh thành tích.
Ông Mai Văn Hải, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị Sở xem xét, đánh giá lại số ấp, xã vừa đổi thành khu phố, phường ở thị xã Hoà Thành và Trảng Bàng. Theo ông Hải, phong trào xây dựng đời sống văn hoá, nếp sống văn minh đô thị ở khu phố, phường thuộc hai thị xã Hoà Thành, Trảng Bàng đã và đang được đẩy mạnh, tuy nhiên, số liệu thể hiện trong báo cáo lại thấp.
Ðối với tiêu chí chợ ở xã xây dựng nông thôn mới, ông Hải đề nghị phân tích làm rõ, những ngôi chợ chưa đạt chuẩn do chưa đạt tiêu chí nào, cần có biện pháp để khắc phục. Liên quan xây dựng phong trào, ông Hải đề nghị ngành chức năng, chính quyền các cấp quan tâm khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc.
Ông Nguyễn Tiến Hưng, đại diện Uỷ ban MTTQ tỉnh đề nghị xem xét tổ chức tập huấn lại cho cấp cơ sở về việc áp dụng Nghị định 122 của Chính phủ. Nghị định này quy định rõ ấp, khu phố tổ chức bình xét gia đình văn hoá nhưng có nhiều nơi Mặt trận Tổ quốc ấp, khu phố lại phải đứng ra làm việc này.
Về thời gian tổ chức bình xét danh hiệu gia đình văn hoá, hiện nay cũng chưa có sự thống nhất, nơi làm đúng theo quy định trong Nghị định 122 nhưng cũng có nơi tổ chức muộn hơn, điều này ảnh hưởng đến việc tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Ông Nguyễn Tiến Hưng kiến nghị xem xét nâng mức kinh phí để chi cho việc thực hiện các cuộc vận động. “Một năm chỉ có 15 triệu đồng để thực hiện 10 cuộc vận động thì thấp quá”.
Giải trình một số vấn đề, ông Nguyễn Thành Tiễn- Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết, các quy định liên quan đến xây dựng đời sống văn hoá đã được văn bản hoá, hướng dẫn cụ thể, nếu có vướng mắc, thiếu thống nhất chỉ là do cách thực hiện.
Ðối với việc đánh giá phong trào ở những xã mới lên phường, ông Tiễn tiếp thu ý kiến và cho biết sẽ xem xét lại việc thực hiện phong trào ở những địa phương này. Việc thực hiện chế độ khen thưởng, ông Nguyễn Thành Tiễn cho biết, tất cả đều đã có quy định cụ thể.
Ông Nguyễn Thanh Phong- Phó Chủ tịch HÐND tỉnh lưu ý, báo cáo của Sở VH,TT&DL chỉ nêu lĩnh vực chuyên môn của ngành, cần đánh giá đầy đủ hơn vai trò của Mặt trận, Liên đoàn Lao động các cấp, vì phong trào xây dựng đời sống văn hoá là cuộc vận động toàn dân, của tất cả các ngành nghề, ngành nào có yếu tố văn hoá của ngành đó. “Báo cáo mới chỉ nêu những khó khăn của Ban Chỉ đạo, còn người dân được hưởng những gì từ phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá cũng cần được bổ sung thông tin” - ông Nguyễn Thanh Phong đề nghị.
Kết luận buổi giám sát, ông Võ Văn Sớm, Trưởng Ban VH-XH HÐND tỉnh lưu ý các ngành, các cấp xem lại việc thực hiện kinh phí dành cho phong trào, vì cấp huyện, cấp xã và cả ở ấp, khu phố đang áp dụng mức kinh phí khác nhau, có nơi áp dụng theo quy định của Bộ Tài chính nhưng cũng có địa phương thực hiện theo nghị quyết của HÐND tỉnh.
Ông Võ Văn Sớm yêu cầu lãnh đạo Sở VH,TT& DL làm tốt công tác tham mưu cho UBND tỉnh để phong trào xây dựng văn hoá, hiệu quả hơn. Việc khen thưởng, ông đề nghị biểu dương, khen thưởng kịp thời nhưng phải đúng người, đúng việc. Kinh phí dành cho việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá như nhà văn hoá, sân vận động còn thiếu, có xã chưa có.
Việt Ðông
Tính đến ngày 31.3.2020, việc thực hiện cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá đối với khối hành chính, sự nghiệp đạt 98%, khối doanh nghiệp đạt 77,5% trên tổng số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 60% xã đạt chuẩn xã văn hoá nông thôn mới; 83,4% ấp, khu phố văn hoá; 26,67% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 93,72% gia đình văn hoá; 361/368 cơ sở tôn giáo được công nhận là cơ sở tín ngưỡng - tôn giáo văn minh, đạt 98,09%.