Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Xây dựng NTM: Chỉ có 2/25 xã điểm đạt tiêu chí cơ cấu lao động
Chủ nhật: 01:29 ngày 25/12/2011

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Trong số 25 xã điểm xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015, chỉ có 2 xã Long Thành Trung và Long Thành Bắc, huyện Hoà Thành đạt tiêu chí 12 về cơ cấu lao động.

(BTNO) – Theo khảo sát của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Tây Ninh, trong số 25 xã điểm xây dựng NTM giai đoạn 2011 – 2015, chỉ có 2 xã Long Thành Trung và Long Thành Bắc, huyện Hoà Thành đạt tiêu chí 12 về cơ cấu lao động (tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông - lâm – thuỷ sản).

Năm 1999, số người làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 473.820 người, chiếm 48,99% tổng dân số toàn tỉnh. 10 năm sau, con số này tăng lên 616.613 người, chiếm 57,71% tổng dân số; năm 2010 là 610.579 người, chiếm 56,78% dân số. Điều này cho thấy dân số trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế ngày càng tăng.

Tây Ninh là một tỉnh nhỏ, kinh tế nặng về sản xuất nông nghiệp nên cơ cấu lao động làm việc trong ngành nông – lâm – thuỷ sản chiếm tỷ trọng khá lớn. Trong tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế năm 2010, lĩnh vực nông – lâm – thuỷ sản là 293.078 người (chiếm 48%), lĩnh vực công nghiệp – xây dựng là 134.327 người (chiếm 22%), lĩnh vực du lịch – thương mại dịch vụ 183.174 người (chiếm 30%).

Mặc dù có sự dịch chuyển trong các năm gần đây nhưng hiện nay lao động trong ngành nông – lâm – thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động

Mặc dù có sự dịch chuyển trong các năm gần đây nhưng hiện nay lao động trong ngành nông – lâm – thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động. Tuy nhiên, lao động có chuyên môn kỹ thuật của ngành nông – lâm – thuỷ sản chiếm dưới 3,4% trong tổng số lao động của ngành, số còn lại chủ yếu là lao động phổ thông nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật rất hạn chế.

Trước thực trạng đó, để hoàn thành tiêu chí 12 về cơ cấu lao động, dự thảo Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 đề ra mục tiêu đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn. Đến năm 2015, có 30% xã nông thôn đạt chuẩn, đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn.

Tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giai đoạn 2011 – 2015, đào tạo nghề cho khoảng 25.000 lao động nông thôn, trong đó 8.750 lao động nông nghiệp, 16.250 lao động phi nông nghiệp, tạo điều kiện giải quyết việc làm bình quân hằng năm 20.000 lao động. Nâng cao tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng số lao động của tình vào năm 2015 đạt khoảng 60% nhằm đáp ứng yêu cầu bổ sung lao động kỹ thuật cho phát triển kinh tế cả khu vực thành thị và nông thôn.

Giai đoạn 2016 – 2020, khoảng 25.000 lao động nông thôn được học nghề. Trong đó 8.750 người học nghề nông nghiệp, 16.250 người học nghề phi nông nghiệp, đặt hàng dạy nghề cho khoảng 1.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế; tạo điều kiện giải quyết việc làm bình quân hằng năm khoảng 18.000 – 19.000 lao động. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 70%.

HY UYÊN   

     

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục