Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn thời kỳ 4.0
Thứ sáu: 15:30 ngày 11/12/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 11.12, Tại Trung tâm hội nghị khách sạn Sunrise, Sở Công thương Tây ninh phối hợp với Cục Công thương Địa phương (Bộ Công thương) tổ chức Hội thảo Xây dựng, phát triển thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn và giải pháp phát triển làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2025.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Bà Đỗ Thị Minh Trâm–Phó Cục trưởng Cục Công thương Địa phương và ông Nguyễn Thành Đời–Phó Giám đốc Sở Công Thương Tây Ninh đồng chủ trì. Tham dự có hơn 100 đại biểu là đại diện Sở Công thương và các doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất của 20 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.

Bà Đỗ Thị Minh Trâm – Phó Cục trưởng Cục Công thương Địa phương báo cáo một số giải pháp phát triển làng nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp  ở Việt Nam đến năm 2025.

Các đại biểu tham dự hội thảo được nghe Cục Công thương địa phương báo cáo một số giải pháp phát triển làng nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp  ở Việt Nam đến năm 2025; đại diện lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) giới thiệu về chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; Cục Xúc tiến thương mai (Bộ Công thương) giới thiệu chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia.

Theo Cục Công thương địa phương, tính đến ngày 31.12.2019, cả nước có 3.060 làng nghề và làng có nghề. Trong đó, có 1.082 làng nghề được công nhận, chủ yếu tập trung tại các tỉnh phía Bắc, như: Hà Nội 302 làng, Thái Bình 141 làng, Thái Nguyên 76 làng, Phú Thọ 75 làng, Thanh Hóa 75 làng...

Các làng nghề công nghiệp công, tiểu thủ công nghiệp huy động nguồn lực lao động, giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 triệu lao động nông thôn, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa truyền thống đặc sắc vùng miền, ổn định xã hội.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cũng có không ít làng nghề với quy mô nhỏ, mẫu mã đơn điệu, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, không đủ sức cạnh tranh, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa chưa được quan tâm. Các làng nghề chưa được tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn, chậm chuyển đổi trong ứng dụng khoa học công nghệ, nguồn lực lao động thiếu trình độ chuyên môn, chủ yếu mang tính chất kinh nghiệm gia truyền nên thiếu chiến lược phát triển sản phẩm...

Ông Nguyễn Thành Đời - Phó Giám đốc Sở Công thương phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, bà Đỗ Thị Minh Trâm-Phó Cục Công thương địa phương cho rằng để phát triển các làng nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các địa phương cần chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo lao động phù hợp với yêu cầu của thị trường và các làng nghề của địa phương.

Kết hợp với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) hỗ trợ các làng nghề xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng các kênh truyền thông, bán hàng trên các trang thương mại điện tử. Khuyến khích và có giải pháp hỗ trợ các làng nghề ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Nguyên An

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục