Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Xe container khổ vì phí trong, phí ngoài
Chủ nhật: 01:00 ngày 21/05/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Đi theo một xe container, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận để đưa được một container hàng từ cảng Hải Phòng đến Hà Nội, chủ hàng phải “cõng” theo đủ loại chi phí.

Một góc cảng Cát Lái, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bất ngờ phí xếp dỡ

Đầu tiên, khi chiếc xe container đến lấy hàng tại cảng sẽ phải đối diện cước phí xếp dỡ.

Cụ thể, mức phí xếp dỡ theo biểu giá “hàng ngoại” (hàng được vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam hoặc từ Việt Nam đi nước ngoài) đối với container chở hàng bình thường tại khu vực cảng Chùa Vẽ có thể lên tới trên 1,2 triệu đồng/container (35 USD/container loại 20 feet, 60 USD đối với container từ 40 feet trở lên).

Đối với những container vận chuyển nội địa trong nước thông qua cảng, phí xếp dỡ khu vực cảng Chùa Vẽ từ 350.000 - 630.000 đồng/container. Xếp dỡ từ tàu lên ôtô ngay khu vực cầu cảng có giá 280.000 - 490.000 đồng/container. Một số cảng khác ở Hải Phòng còn đắt hơn.

Sau khi xe đưa hàng rời khỏi cảng, tài xế sẽ được doanh nghiệp vận tải đưa trước khoản chi phí đi đường bao gồm tiền ăn của lái, phụ xe, 100 lít dầu, phí 760.000 đồng đi qua hai trạm BOT trên tuyến quốc lộ 5 cùng khoản phí khác để lo khoảng năm “điểm trạm” mà xe có thể phải dừng hoặc bị xử phạt dọc từ cảng ra đến quốc lộ 5 để lên Hà Nội.

Đủ loại phí khác

Ngoài phí vận tải, bốc dỡ, bà Dương Nga (phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Dệt 10/10) cho biết có nhiều khoản phí vô lý nhưng lại liên tục tăng, được các hãng tàu áp đặt mà không có một sự giải thích.

Đơn cử như từ năm 2014 hãng tàu bắt đầu thu phí mất cân đối container là 130 USD, nhưng nay đã tăng lên tới gần 200 USD tại cảng Hải Phòng (tăng từ 40 USD lên khoảng 70 USD tại cảng Sài Gòn).

Hoặc phí quản lý container mức thu ban đầu chỉ là 90 USD nhưng nay đã tăng lên 160 USD, phí telex tăng từ 10 USD lên 20 USD...

Chưa kể các khoản phí liên tục tăng, doanh nghiệp còn luôn bị “bắt bẻ” bởi những khoản phí bất hợp lý. Đơn cử như phí vệ sinh còn được chia ra làm hai loại phí ướt và phí khô, khi nhập hàng xong trả container cho hãng tàu thì bị phát sinh thêm phí “sửa công” với lý do container bị xước, hỏng.

Trường hợp nếu bán hàng mà container lẻ, doanh nghiệp còn phải đóng thêm phí ghép hàng, phí truyền dữ liệu, phí soi an ninh nếu đi hàng không...

Đi theo một xe container, chúng tôi nhận thấy để đưa được một container hàng từ cảng Hải Phòng đến Hà Nội, chủ hàng phải “cõng” theo đủ loại chi phí.

Nguồn TTO

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục