Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Xung quanh việc cho thuê mặt bằng chợ Trảng Bàng: Nhiều tiểu thương chưa đồng tình
Thứ năm: 07:02 ngày 15/03/2012

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Bà Lê Thị Lũi- tiểu thương ở chợ Trảng Bàng phản ánh: Từ 10 năm trước, bà Lũi ký hợp đồng thuê mặt bằng trong chợ để kinh doanh, thời hạn thuê 10 năm, giá mỗi năm 12 triệu đồng mỗi lô diện tích 6m2. Đến nay huyện Tràng Bàng tổ chức cho tiểu thương thuê lại với giá mới, thời hạn thuê chỉ còn 5 năm.

Bà Lê Thị Lũi- tiểu thương ở chợ Trảng Bàng phản ánh: Từ 10 năm trước, bà Lũi ký hợp đồng thuê mặt bằng trong chợ để kinh doanh, thời hạn thuê 10 năm, giá mỗi năm 12 triệu đồng mỗi lô diện tích 6m2. Đến nay huyện Tràng Bàng tổ chức cho tiểu thương thuê lại với giá mới, thời hạn thuê chỉ còn 5 năm.

Tuy nhiên, bà Lũi cho rằng mức giá cho thuê hiện nay chưa có sự công bằng giữa các hộ kinh doanh trong chợ. Cụ thể, trong khi giá cho thuê ki-ốt trong nhà lồng chợ, nằm ở vị trí “mặt tiền”, có diện tích 9m2 là 40 triệu đồng/5 năm. Trong khi đó, các gian hàng nằm ở phía trong như gian hàng của bà Lũi, có diện tích chỉ 6m2 nhưng cũng được huyện cho thuê với giá 40 triệu đồng/5 năm. “Trước kia, khi những gian hàng 6m2, nằm ở vị trí tương tự gian hàng của tôi có giá cho thuê là 12 triệu/10 năm; gian ki-ốt bên ngoài giá 16 triệu/10 năm. Như vậy, gian phía trong ki-ốt, có diện tích nhỏ hơn ki-ốt trước đây được cho thuê chỉ bằng 3/4 giá cho thuê ki-ốt. Định mức giá cho thuê như vậy là hợp lý. Thế nhưng, không hiểu sao đến nay thì hội đồng định giá, đấu giá, cho thuê sạp, ki-ốt chợ Trảng Bàng lại định mức giá mang tính cào bằng nhưng thiếu công bằng như vậy? Mặt khác, tôi phải thuê đến 5 gian có diện tích 6m2 mới đủ kinh doanh, như vậy là thiệt thòi rất nhiều”, bà Lũi thắc mắc.

Bà Lũi cho rằng giá cho thuê mặt bằng chợ chưa công bằng

Trao đổi với phóng viên về việc này, một cán bộ Ban quản lý chợ Trảng Bàng cho biết: Việc Ban quản lý chợ cho thuê sạp, ki-ốt ở chợ là thực hiện theo đúng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện và hội đồng định giá, đấu giá, cho thuê sạp, ki-ốt chợ Trảng Bàng (gọi tắt là Hội đồng). Cụ thể, trước khi công bố mức giá cho thuê ki-ốt, sạp, Hội đồng đã họp để thống nhất mức giá và thời hạn cho thuê. Giữa tháng 2.2012, Văn phòng UBND huyện Trảng Bàng có văn bản thông báo kết luận cuộc họp của lãnh đạo huyện về việc định giá, đấu giá, cho thuê mặt bằng chợ huyện. Theo nội dung văn bản này cho biết, lãnh đạo huyện đồng ý với mức giá do Hội đồng đề xuất. “Trường hợp những hộ nào không đăng ký tiếp tục thuê hoặc không đồng ý giá cho thuê thì tiến hành thông báo rộng rãi cho những tiểu thương khác có nhu cầu đăng ký thuê”.

Về thời gian thực hiện cho thuê mặt bằng, giữa tháng 2.2012, BQL chợ Trảng Bàng đã lập kế hoạch cho thuê mặt bằng, ki-ốt chợ Trảng Bàng, gửi Thường trực UBND huyện xem xét, chỉ đạo. Theo kế hoạch này, từ ngày 15.2.2012, BQL chợ tiến hành tổ chức cho các hộ tiểu thương đăng ký thuê mặt bằng,  đến hết ngày 29.2.2012 là hết hạn. Sau đó, từ ngày 1.3.2012, BQL tổ chức cho tiểu thương nộp tiền thuê mặt bằng, đến hết ngày 15.3.2012 là hết hạn. Kế hoạch này đã được UBND huyện Trảng Bàng phê duyệt. “BQL chợ chỉ thực hiện đúng theo chỉ đạo của cấp trên. Trường hợp khiếu nại của bà Lũi không thuộc thẩm quyền BQL. Nếu không đồng tình về mức giá thuê mặt bằng, bà Lũi có thể khiếu nại đến cấp có thẩm quyền”, một cán bộ BQL chợ Trảng Bàng nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên, ngoài bà Lũi, một số tiểu thương khác cũng cho rằng mức giá cho thuê hiện nay cao “gấp 8 lần mức giá cho thuê lần trước”. Một số tiểu thương cho rằng, dù họ không đồng tình với mức giá cho thuê mới nhưng họ “bắt buộc phải chấp nhận nộp tiền thuê vì không còn cách nào khác”. Cụ thể, một tiểu thương cho rằng, nếu không nộp tiền, sau ngày 15.3 (thời hạn BQL quy định), họ sẽ bị “mất chỗ” buôn bán là nơi mà họ “kiếm chén cơm”. Một tiểu thương khác cho rằng, UBND huyện Trảng Bàng cho chủ trương thông báo rộng rãi đến những tiểu thương khác có nhu cầu đăng ký thuê lại mặt bằng của những hộ không đồng ý giá cho thuê là “ép” họ. Bởi họ có quyền khiếu nại, yêu cầu xem xét lại mức giá cho thuê. Họ cần được trả lời, giải thích, giải quyết hợp lý, hợp tình để họ “tâm phục, khẩu phục”. Chứ nếu cứ thực hiện chủ trương trên, họ không thể không nộp tiền, chấp nhận thuê mặt bằng dù trong lòng “ấm ức”.

Được biết, trước đó, sau khi thông báo cho đăng ký được 2 ngày thì BQL chợ nhận được đơn xin cứu xét, giảm giá, tăng thời hạn cho thuê của tập thể tiểu thương trong nhà lồng chợ. Trong đơn có 50 hộ đứng tên nhưng có 41 hộ ký tên. Đến ngày 1.3.2012, có 32 đơn của tiểu thương chợ Trảng Bàng yêu cầu giảm giá, tăng thời hạn cho thuê.

Bảo Tâm

 

 

Từ khóa:
data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục