Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Ý định muốn đối thoại với Hàn Quốc của Kim Jong Un?
Thứ hai: 20:17 ngày 08/01/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Mối quan hệ băng giá Hàn - Triều đã có nhiều đột phá tích cực trong những ngày vừa qua, khiến nhiều người hy vọng sự hợp tác và hòa bình đang ló rạng ở Bán đảo Triều Tiên.

Trong bài phát biểu đầu năm mới 2018, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thông báo ông mở cửa cho đối thoại với Hàn Quốc, kêu gọi xuống thang căng thẳng quân sự trên bán đảo,  dù vẫn đe dọa Mỹ.

 

Ngày 2/1, một quan chức Triều Tiên phát biểu trên truyền hình rằng nước này sẽ nối lại đường dây liên lạc trực tiếp với Hàn Quốc, và đang rốt ráo lên kế hoạch thảo luận việc cử đại diện tham dự Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang vào tháng 2.

Sau đề xuất của Chủ tịch Kim Jong Un, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myong-gyon tuyên bố chính quyền Seoul hoan nghênh đối thoại với miền Bắc "bất kể thời gian, địa điểm và hình thức". Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng chớp ngay cơ hội, đề xuất tổ chức đàm phán ngay trong tuần này.

Ngày 3/1, các quan chức Hàn Quốc đã gọi cho phía Triều Tiên từ trụ sở liên lạc của mình, và trò chuyện lần đầu trong 2 năm. Hai bên nói trong 20 phút rồi phía Triều Tiên cúp máy.

Ngay sau đó, Mỹ và Hàn Quốc nhất trí dừng tập trận quân sự chung cho đến sau Olympics. 

Và trong một dấu hiệu tiến bộ khác ngày 5/1, Triều Tiên gửi thông điệp chấp nhận đề nghị của Hàn Quốc, dự tính hai bên gặp nhau ở làng đình chiến Panmunjom vào ngày 9/1.

Các chuyên gia cho rằng các diễn biến kể trên có ý nghĩa lớn đối với cả Seoul và Bình Nhưỡng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, họ không chắc tăng cường liên lạc sẽ giúp hòa giải lâu dài.

Giám đốc Viện Chính sách Nautilus Peter Hayes nói với Business Insider rằng, nối lại liên lạc song phương cho thấy một sự chuyển đổi chính sách chiến lược ở phía Triều Tiên. 

"Nó chứng tỏ Kim Jong Un có ý định tạm dừng thử nghiệm tên lửa và đầu đạn", ông  Hayes bình luận, nhận định lãnh đạo Triều Tiên hiểu rõ bất kỳ sự khiêu khích quân sự nào vào thời điểm này đều sẽ phá vỡ cơ hội khơi thông tiềm tàng cho mối quan hệ Hàn - Triều.

Bằng cách dừng thử nghiệm vũ khí và tự cởi mở với Hàn Quốc, Kim Jong Un hy vọng sẽ trở thành một người trung gian có lý trong cuộc khẩu chiến với Tổng thống Mỹ Donald Trump và giới chức Mỹ.

Vận động viên Lee Eun-Ju của Hàn Quốc (phải) chụp ảnh với Hong Un Jong của Triều Tiên tại buổi tập luyện cho Thế vận hội Rio năm 2016. (Ảnh: Reuters).

Tiến sĩ Go Myong-Hyun, thành viên của Viện Nghiên cứu Chính sách ASAN, cho rằng mong muốn đối thoại của Kim Jong Un chỉ là một kế hoạch tạm thời. Ông nhận định: "Triều Tiên thực hiện một động thái chiến thuật với Hàn Quốc vì hai lý do: để tránh một cuộc tấn công phủ đầu từ Mỹ, và để giảm bớt trừng phạt phải hứng chịu từ Mỹ".

"Triều Tiên muốn chứng kiến khoảng cách giữa Mỹ và Hàn Quốc gia tăng, nhưng đó chỉ là sản phẩm phụ của các mục tiêu mà Triều Tiên nhắm tới, chứ không phải là mục đích chính", Tiến sĩ Go nói thêm.

Theo Lindsay Ford, Giám đốc Các vấn đề An ninh – Chính trị tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, các hoạt động chuẩn bị của Hàn Quốc cho Thế vận hội Mùa đông đã tạo cho Triều Tiên một khởi đầu hoàn hảo.

"Triều Tiên nhận ra thời cơ, do Hàn Quốc rõ ràng muốn tổ chức một Thế vận hội tích cực và hòa bình, và sẽ tận dụng thời cơ đó để giảm bớt áp lực cấm vận".

Bà Ford cũng hoài nghi liệu đề nghị của Triều Tiên có đủ mạnh để dọn đường cho hòa bình. 

"Cả hai bên đều tỏ ra muốn hạ nhiệt vào lúc này. Vấn đề là có kéo dài qua thời điểm tạm thời này không? Chưa rõ liệu các mối quan tâm chính của cả hai bên có thay đổi đủ để chúng ta thấy một sự cải thiện lâu dài", bà nói.

Nguồn vietnamnet

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục