Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại hội đảng
“Chuyện bếp núc” của tờ báo mang tên quê hương trung dũng, kiên cường
2021-10-04 01:00:29

Sở dĩ người làm báo ví von như thế là vì tờ báo- bất kể là trong đời thực hay trong không gian ảo, xưa nay vẫn được xã hội xem như là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống con người.

Trao đổi công tác chuyên môn làm báo tại căn cứ thời kháng chiến chống Mỹ (từ phải sang: các nhà báo Nguyễn Đức Tâm, Hồng Thế, Võ Hữu Thành, Phương Hùng, Xuân Quang). Ảnh tư liệu P. TK.

Chẳng biết tự bao giờ, trong dây chuyền công nghệ của nghề làm báo in, người ta đã ví von công việc chuẩn bị xuất bản một kỳ báo ở toà soạn báo là “chuyện bếp núc”. Đối với một tờ báo có quá trình hoạt động không phải ngắn, đến 75 năm từ khi ra mắt số báo đầu tiên như Báo Tây Ninh, dù là ở thời kỳ đầu làm ra tờ báo bằng cách in thủ công rất thô sơ, cho đến thời hiện đại của “kỷ nguyên thông tin” gọi là thời “4.0”, với những “ấn bản thực” đầy màu sắc, thơm mùi giấy mực, hay “ấn bản ảo” trên không gian mạng, người ta vẫn gọi công việc ở toà soạn báo là “chuyện bếp núc”.

“… Mình ra chiến khu để tổ chức lực lượng, tuyên truyền chỉ là tuyên truyền miệng của các cán bộ, trong khi số cán bộ các đội tuyên truyền lưu động với cán bộ Việt Minh tỉnh chỉ có vài người. Khi ông Dương Minh Châu về làm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh, thấy cần thiết phải có tờ báo và có điều kiện in những ấn phẩm như truyền đơn, hiệu triệu, khẩu hiệu. Mấy ảnh họp nhau bàn để ra tờ báo…

Ra tờ báo, vấn đề khó khăn nhứt là giải quyết in như thế nào? Hội thảo riết rồi nhứt trí là in xu xoa thì mua xu xoa về không đủ, không có tiền đủ, nên lúc đó mới nghĩ ra là in bằng đất sét... Cuối cùng giải quyết được vấn đề in”.

(Hồi ức của ông Nguyễn Văn Choàng về những ngày chuẩn bị in số báo Dân Quyền đầu tiên, tháng 10.1946)

Sở dĩ người làm báo ví von như thế là vì tờ báo- bất kể là trong đời thực hay trong không gian ảo, xưa nay vẫn được xã hội xem như là “món ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống con người. Một món ăn hợp khẩu vị tất nhiên phải được chế biến trong bếp từ những nguyên liệu thực phẩm thật tươi ngon với sự nêm nếm gia vị đúng chuẩn.

Đối với nghề làm báo, việc đi tìm nguyên liệu là chuyện của các phóng viên, có cả cộng tác viên, lăn lộn trong thực tế đời sống để lượm lặt, thu hái mang về, còn việc nấu nướng trong bếp để biến những nguyên liệu thô thành một món ăn hoàn chỉnh và dọn lên cho thực khách dùng là chuyện của cán bộ biên tập, nhân viên toà soạn.

Trải qua suốt quá trình phục vụ bạn đọc tròn ba phần tư thế kỷ, Báo Tây Ninh luôn thực hiện theo đúng quy trình ấy, dẫu rằng “cường nhược có lúc khác nhau”, song “món ăn” làm ra chưa bao giờ đi ngược lại khẩu vị thực khách.

Ông Võ Hữu Thành- thời điểm này giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Tây Ninh, trao thẻ hội viên cho ông Dương Văn Phong- nguyên Tổng Biên tập Báo Tây Ninh, ngày 5.9.2012. Ảnh tư liệu P. TK.

Trở lại giai đoạn đầu tiên của tờ báo thời kháng chiến chống thực dân Pháp, cho đến ngày nay sau 75 năm còn duy nhất nhân chứng lịch sử là cụ Nguyễn Tấn, nguyên Tỉnh uỷ viên - Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh, thường gọi là ông Năm Choàng.

Ông chính là người lặn lội xuống suối Cây Chò trong rừng Tầm Đinh (sát biên giới Việt Nam - Campuchia, thuộc địa bàn xã Ninh Điền, huyện Châu Thành, Tây Ninh) để tìm móc đất sét trắng, loại sét Kaolin, để làm khuôn và viết chữ ngược lên khuôn bằng mực photocopy in ra những ấn bản báo đầu tiên, mang tên Báo Dân Quyền, tiền thân của Báo Tây Ninh ngày nay.

“Anh em làm báo, thường đi cùng các đơn vị bộ đội, nên không khác gì chiến sĩ, cũng phải trang bị vũ khí, nhưng trong chiếc bồng của mình còn có cây viết, cuốn sổ, máy ảnh và tài liệu để tuyên truyền trong nhân dân…

Làm báo thời kháng chiến, số báo không định kỳ như bây giờ, chỉ có bốn trang. Báo xuân thì công phu hơn, bìa một và bìa bốn in bốn màu. Hồi đó mà muốn làm tranh bốn màu phải cưa bốn miếng gỗ cây lồng mức. Lấy cưa sắt, mới bẻ ra mài cho bén, khắc thành bốn màu khác nhau trên một tranh đó, để in bốn lần, mới ra được hình bốn màu”.

(Hồi ức của ông Võ Hữu Thành- nguyên phóng viên báo Giải phóng trong kháng chiến, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Tây Ninh)

Nhắc đến Báo Dân Quyền, người làm báo Tây Ninh ngày nay rất đỗi tự hào với truyền thống của tờ báo kháng chiến đầu tiên ở miền Nam, ra mắt vào tháng 10 năm 1946, được đặt tên báo bởi người chỉ huy cuộc Cách mạng tháng 8.1945 tại Tây Ninh, ông Huỳnh Văn Thanh (Mười Thanh), Trưởng Ban Cán sự Đảng tỉnh, tiền thân của Tỉnh uỷ Tây Ninh.

Lãnh đạo Báo Dân Quyền là các nhà cách mạng Dương Minh Châu- Anh hùng LLVTND, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Hành chính kháng chiến tỉnh Tây Ninh, Lê Đình Nhơn- nguyên Trưởng Ban Tuyên truyền tỉnh, người đã khai sinh ba tờ báo kháng chiến ở miền Đông Nam bộ (Tây Ninh và Đồng Nai, Bình Dương, trong kháng chiến được nhập chung thành một tỉnh gọi là tỉnh Thủ Biên).

Trong việc “bếp núc” của Báo Dân Quyền còn có các ông Phan Minh Chọn (Phan Văn)- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, Trần Vân An- nguyên Phó trưởng Ban Tuyên truyền tỉnh… và nhiều người khác.

Tờ Dân Quyền có đội ngũ viết báo chính là các vị lãnh đạo kháng chiến của tỉnh, còn “bếp núc” là Ban Tuyên truyền tỉnh, làm nhiệm vụ biên tập, ấn loát với “công nghệ” làm báo là nhiều cách in thủ công: in thạch (xu-xoa, rau câu), in đất sét, in bột, sau đó là in typo (chữ chì) với máy in tự tạo được đóng bằng gỗ rừng.

Nhiệm vụ phát hành báo được giao cho các Đội tuyên truyền lưu động của tỉnh, mang tờ báo đến các địa phương trong tỉnh như là một loại hành trang, vũ khí tinh thần để thực hiện nhiệm vụ kháng chiến.

Vậy mà báo vẫn xuất bản được hơn 200 kỳ, mỗi kỳ in 300 đến 500 bản, chuyển tải nội dung vận động toàn dân tham gia kháng chiến, ủng hộ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đặc biệt, Báo Dân Quyền còn ra được báo Xuân vào dịp Tết Đinh Hợi 1947, số lượng in hàng ngàn bản.

Ông Nguyễn Văn Choàng phát biểu tại hội nghị sơ thảo truyền thống Báo Tây Ninh lần thứ I - năm 2010. Ảnh tư liệu P. TK.

Bước sang giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tờ báo của Đảng bộ tỉnh được tái bản với tên Báo Giải phóng (thời kỳ này, các tbáo kháng chiến ca các tnh đều mang tên Báo Gii Phóng, kèm theo tên tnh).

Sau 6 năm tm đình bn do min Nam tm thời nằm trong vùng do thực dân Pháp, rồi đến quốc Mỹ kiểm soát qua bộ máy tay sai là chính quyền Ngô Đình Diệm, Tỉnh uỷ Tây Ninh lại cho tái bn tờ báo ca tnh trong hoàn cnh chế độ Mỹ-Dim cai trị kim soát gt gao, tìm dit lc lượng cách mng bng các chiến dch hết sc hung hăng, tàn bo.

Tờ Báo Gii phóng lúc đầu có đội ngũ tuyến trước làm nhim vụ viết bài vn là đồng chí lãnh đạo tnh, còn vic bếp núcca toà son và nhà in ch 3 người làm báo dưới hm bí mật" là các ông Phan Văn (Tư Văn), Trưởng Ban Tuyên huấn tỉnh; Năm Choàng, phụ trách in báo; Nguyễn Đức Tâm là Thư ký toà soạn.

Để tái lập nhà in, hai ông Tư Văn, Năm Choàng lần lượt thay nhau đột nhập tận “thủ đô” của chế độ Mỹ-Diệm tìm mua hàng tấn chữ chì, dụng cụ nhà in, nhờ cơ sở cách mạng, gia đình bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ- nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, vận chuyển từ Sài Gòn đến căn cứ Tỉnh uỷ ở Bời Lời, Trảng Bàng. Việc “bếp núc” làm báo do ông Tư Văn chỉ huy, biên tập nội dung; ông Sáu Tâm thu thập tin, bài, lên ma-két; ông Năm Choàng trực tiếp in báo bằng cách lăn ru-lô lên khuôn in chữ chì.

Cán bộ phóng viên Báo Tây Ninh trước mộ cụ Đồ Chiểu, tác giả của phương châm làm báo “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm - Đâm my thng gian bút chng tà”. Ảnh: N.T.H

Về sau Báo Giải phóng lớn mạnh theo đà phát triển vũ bão của lực lượng kháng chiến, đội ngũ làm báo tập trung ngày càng đông hơn, hình thành được hai bộ phận phóng viên và biên tập, đầy đủ năng lực tác nghiệp trên địa bàn một tỉnh có cơ quan đầu não cách mạng đứng chân, lãnh đạo toàn miền Nam làm nên sự nghiệp vĩ đại giải phóng dân tộc.

Bên cạnh tờ báo, nhà in được tách riêng, mang tên nhà in Hoàng Lê Kha duy trì hoạt động suốt thời kỳ chống Mỹ cho đến thời kỳ đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước sau này.

Đội ngũ làm báo được đào tạo một cách bài bản tại trường đào tạo cán bộ báo chí - văn nghệ của Trung ương Cục miền Nam, đóng tại chiến khu Bắc Tây Ninh (mật danh là “R”, thuộc địa bàn huyện Tân Biên ngày nay).

“Hồi xưa tôi phụ trách phát hành báo cho cán bộ, chiến sĩ ở trong ấp chiến lược hoặc khi đi công tác bên ngoài, gởi cho nhân dân những người làm cơ sở của mình... Muốn đi công khai được phải nguỵ trang, làm các việc như là gói bánh in, gói thuốc nam, để mình đi gặp giặc nó không biết, mới đưa vô trong được. Gói thuốc nam có nhiều loại, loại gói bằng lá chuối, gói bằng giấy dầu, gói nhỏ gói lớn tuỳ theo khổ của tài liệu, sao cho nó giống làm sao giặc nó có gặp thì nói mình đi chợ hay đi hốt thuốc về”.

(Hồi ức của ông Trần Văn Hoàng- phụ trách phát hành Báo Giải Phóng-tiền thân báo Tây Ninh, trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ)

Những người làm báo được đào tạo “trên R” hiện nay vẫn còn hai người là nhà báo Võ Hữu Thành (nguyên Phó tổng Biên tập Báo Tây Ninh, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh) và đồng chí Dương Thị Thu Hiền (nguyên Uỷ viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, hiện là Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh).

Báo Giải Phóng liên tục xuất bản suốt 15 năm kháng chiến chống Mỹ, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước 30.4.1975, tờ báo được mang tên quê hương mình là Báo Tây Ninh. Qua 75 năm phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, Báo Tây Ninh đã có được truyền thống vẻ vang của tờ báo cách mạng với tôn chỉ, mục đích là “Tiếng nói của Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Tây Ninh”.

Cán bộ, phóng viên Báo Tây Ninh những ngày đầu mới giải phóng. Ảnh tư liệu P. TK.

Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay còn gọi là “thời đại 4.0”, chuyện “bếp núc” của Báo Tây Ninh không ngừng được cập nhật, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn cách mạng mới, giai đoạn đất nước phát triển, vươn lên sánh vai với bè bạn năm châu đúng như lòng “mong muốn tột bậc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ những năm của thập niên cuối thế kỷ XX, trước khi Việt Nam mở cổng internet, hoà mạng máy tính toàn cầu năm 1997, Báo Tây Ninh đã cử cán bộ đi đào tạo tin học hoá báo chí, thiết kế dàn trang báo bằng phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để về làm chuyện “bếp núc” của báo.

Tiếp theo đó, Ban biên tập Báo mở lớp tập huấn cho tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên toà soạn sử dụng thiết bị kỹ thuật số trong hoạt động tác nghiệp của cả “tuyến trước” lẫn “tuyến sau”. Quy trình làm báo, từ công tác phóng viên đến biên tập, xuất bản đều được thực hiện tin học hoá từ trước thế kỷ XXI.

Nhà báo Xuân Quang phỏng vấn lính Mỹ bị tiểu đoàn 14 bắt giữ năm 1968. Ảnh tư liệu P. TK.

Ngày nay, toàn bộ quy trình đó đều tiến hành trên hệ thống “Toà soạn điện tử” với dây chuyền công nghệ “năm tầng, bảy lớp” đã thành truyền thống tốt đẹp của Báo. “Năm tầng” thể hiện sự quy định trách nhiệm của: 1. Trưởng phòng chuyên môn có nhiệm vụ điều hành công tác phóng viên thuộc lĩnh vực phụ trách; 2. Biên tập viên có nhiệm vụ biên tập tin, bài do các phòng phóng viên chuyển đến; 3. Thư ký toà soạn xem xét nội dung tin, bài do biên tập viên thực hiện, chuyển cho các kỹ thuật viên thiết kế, dàn trang (lên ma-két), sửa bản in thử các trang báo; 4. Phó Tổng Biên tập kiểm tra nội dung các trang báo; 5. Tổng Biên tập duyệt xét nội dung, hình thức các trang báo, ký duyệt cho phòng Biên tập-Xuất bản chuyển đến nhà in để ấn loát và giao sản phẩm cho bộ phận phát hành báo.

“Năm tầng” này cũng chính là các công đoạn của “chuyện bếp núc” của Báo Tây Ninh. Còn “bảy lớp” là “năm tầng” trên cộng với hai bước đi trước của nguồn tin (người cung cấp tin) và người xử lý tin (phóng viên, cộng tác viên viết báo).

Kiểm tra bản in thử Báo Tây Ninh tại nhà in Hoàng Lê Kha năm 2003. Ảnh tư liệu P. TK.

Sở dĩ nói dây chuyền “năm tầng, bảy lớp” này đã thành truyền thống tốt đẹp của Báo là vì nó đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung từ khi tờ báo mới ra đời trong kháng chiến và duy trì liên tục cho đến ngày nay. Có khác chăng là dây chuyền ấy từ “chạy bộ trong rừng dưới mưa bom bão đạn” thời kháng chiến cứu nước đến “chạy trên không gian ảo” mạng internet của thời 4.0.

Và dù có chạy trên không gian nào, thực hay ảo, nó đều phải bảo đảm thuộc tính của báo chí cách mạng là tính chân thực, chính xác; tính chiến đấu, xây dựng và tính Đảng của một tờ báo cách mạng.

“Khó khăn của Báo Tây Ninh lúc bấy giờ cùng với những khó khăn chung của các tỉnh miền Nam là đất nước mới giải phóng, cuộc sống còn khó khăn. Tây Ninh cũng như các tỉnh biên giới phía Nam lại chịu ảnh hưởng chiến tranh biên giới do Pol Pot - Ieng Sary gây ra.

Vừa khó khăn về kinh tế, vừa lo bảo vệ quê hương, để ổn định cuộc sống, tỉnh phát động phong trào cải thiện đời sống. Các cơ quan mỗi năm phải có chế độ tự túc lương thực, anh em tự đi sản xuất, làm lúa, làm mì, làm bắp. Những ngày làm báo, tập trung làm báo; xong hết thì tập trung đi sản xuất…”.

(Hồi ức của ông Võ Hữu Thành- nguyên phóng viên báo Giải phóng trong kháng chiến, nguyên Phó tổng biên tập Báo Tây Ninh)

Kỷ niệm 75 năm truyền thống Báo Tây Ninh, người làm báo tỉnh nhà nguyện tiếp nối, giữ vững và phát huy truyền thống trong suốt cuộc đời mình, xứng đáng với các bậc tiền nhân đã dày công xây dựng, vun bồi truyền thống tốt đẹp ấy.

Nguyễn Tấn Hùng 

Báo Tây Ninh
Báo Tây Ninh
Tin liên quan