Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
[Infographics] Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam và Italy
Thứ ba: 09:58 ngày 25/07/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Kể từ khi Việt Nam và Italy thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/3/1973, quan hệ chính trị giữa hai nước được củng cố và phát triển nhanh chóng.

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Áo Alexander Van der Bellen, Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella và Giáo hoàng Francis, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân thăm chính thức Cộng hòa Áo, thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italy và thăm Tòa thánh Vatican từ ngày 23-28/7.

Kể từ khi Việt Nam và Italy thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/3/1973, quan hệ chính trị giữa hai nước được củng cố và phát triển nhanh chóng.

Đặc biệt, kể từ khi thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược vào tháng 1/2013, hai nước tích cực thúc đẩy hợp tác thiết thực và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế, khoa học, giáo dục, quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường, kết nối địa phương.

Hai bên duy trì hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương gồm Đối thoại Chiến lược thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao (lần 4 vào tháng 6/2022), Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng (lần 3 năm 2019), Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Kinh tế (lần 7 vào tháng 6/2022); họp Ủy ban Hỗn hợp về Hợp tác Khoa học và Công nghệ (lần 7 vào tháng 7/2020).

Trao đổi đoàn cấp cao và tiếp xúc giữa hai bên được duy trì thường xuyên. Cụ thể, các đoàn cấp cao Việt Nam thăm Italy gồm: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 1/2013), Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải (tháng 9/2013), Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang (tháng 7/2014), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (tháng 3/2014, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng (tháng 5/2016), Chủ tịch nước Trần Đại Quang (tháng 11/2016), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (2018), Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (tháng 9/2019).

Gần nhất, tháng 12/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp song phương Thủ tướng Giorgia Meloni bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN-EU tại Brussels.

Việt Nam là 1 trong 10 thị trường mới nổi trong ưu tiên phát triển quan hệ thương mại và đầu tư của Italy đến năm 2030. Hai bên luôn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mà Italy có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, như cơ khí chế tạo, kết cấu hạ tầng, dệt may, da giày, chế biến gỗ, công nghiệp phụ trợ, vật liệu xây dựng, dầu khí, năng lượng tái tạo, chế biến thực phẩm...

Năm 2022, kim ngạch thương mại hai chiều đạt hơn 6,2 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021, kỳ vọng hướng tới mức 7-8 tỷ/năm. Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong EU (sau Đức, Hà Lan) và Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong ASEAN./.

Nguồn TTXVN/Vietnam+

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục