Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
10 hồ sau đây xứng đáng là 10 biển hồ độc nhất vô nhị, kỳ quan của tự nhiên.

Có rất nhiều điều để nói về hồ: hồ lớn nhất, nhỏ nhất, hồ nước ngọt, mặn…nhưng chỉ một số ít trong số đó lọt vào danh sách nhưng kỳ quan tự nhiên. 10 hồ sau đây xứng đáng là 10 biển hồ độc nhất vô nhị, kỳ quan của tự nhiên.
1. Hồ sứa, Palau
![]() |
Hồ sứa nằm ở Eil Malk, một trong những hòn đảo đá Palau, được hình thành từ khoảng 12.000 năm trước khi những biến động địa chất nâng những vùng đảo xung quanh lên trên mặt nước biển. Trong hồ chứa hàng triệu con sứa không độc, sống cộng sinh với một loài tảo trong chính cơ thể của chúng. Hiện tượng El Nino xảy ra 10 năm một lần làm tăng nhiệt độ của vùng hồ, và gây ra nhưng cái chết hàng loạt của loài sứa ở đây. Tuy nhiên sau đó, mật độ của loài này luôn tăng trở lại một cách đáng kể.
2. Hồ Mono, California, Mỹ
![]() |
Hồ Mono, nằm gần biên giới phía đông bang California-Nevada của công viên quốc gia Yosemite, thực sự là bậc nhất ở nhiều khía cạnh. Được gán cho cái tên là “Siêu Mặn”, hồ Mono không hề có lối thông ra và cũng không hề bay hơi trong hàng chục ngàn năm qua, nó đã tích tụ muối và khoáng chất ở mức độ rất lớn. Mặc dù vậy, sự sống vẫn phát triển và sinh sôi, với khoảng 6.000 tỷ con tôm nước mặn, cung cấp nguồn thức ăn phong phú và quý giá cho các loài chim di trú, tạo nên một hệ sinh thái riêng biệt khó có thể tìm thấy ở nơi đâu trên trái đất này. Hồ Mono nổi tiếng với những núi đá khoáng chất và khung cảnh giống như Mark Twain miêu tả là “nơi hoang vu, cô đơn nhất trên trái đất”.
3. Hồ Diego de la Haya, Costa Rica
![]() |
Diego de la Haya là một hồ núi lửa nằm trong 5 miệng núi lửa của núi Irazú ở độ cao 11.260 ft. Hồ Diego de la Haya nổi tiếng vì sự thay đổi màu sắc tự nhiên của nó từ màu xanh lá cây sáng sang màu gi, hồng, hay đỏ, tuỳ thuộc vào loại khí gas được thoát ra bởi hoạt động của núi lửa nằm trong lòng núi.
4. Hồ Nyos, Cameroon
![]() |
Thông thường, những bức ảnh 'Trước & Sau thường cho ta thấy những sự đổi thay tích cực của cảnh vật hay con người, tuy nhiên đó không phải là trường hợp của hồ Nyos ở Cameroon. Màu xanh vàng của hồ chính là bằng chứng rõ nét nhất cho vụ phun trào CO2 vào năm 1986, khiến 1,700 người chết ngạt. Những nhà khoa học tin rằng một phiến đá dưới lòng hồ đã ngăn sự cân bằng áp lực, khiến CO2 thoát lên trên mặt hồ. Mỗi lần khí gas thoát ra, áp lực giảm xuống, giống như bật nắp chai nước ngọt bị lắc mạnh.
5. Hồ Baikal, Nga
![]() |
Hồ Baikal là Nữ hoàng của những vùng hồ, nó chứa một lượng nước ngọt lớn hơn tất cả nhưng hồ lớn ở Bắc Mỹ cộng lại! Nó cũng chính là hồ “già” nhất thế giới, khoảng 25 triệu năm tuổi, tập trung khoảng 2.500 loài động vật độc đáo (ví dụ như loài hải cẩu Nerpa) được tìm thấy duy nhất trong và xung quanh vùng hồ. Tuy nhiên món quà thiên nhiên quý giá này cũng đang gặp phải vấn đề lớn khi sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi môi trường ở hồ Baikal, ảnh hưởng đến những loài động thực vật quý hiếm nơi đây.
6. Hồ Loch Ness, Scotland, Vương quốc Anh
![]() |
Là hồ sâu thứ hai ở Scotland, Loch Ness ước tính chứa lượng nước ngọt lớn hơn tất cả các hồ ở Anh và xứ Wales cộng lại. Cả chiều sâu (754 ft) và sự âm u không đổi (do than bùn của vùng đất quanh hồ) của hồ đã tạo nên rất nhiều truyền thuyết về quái vật hồ Loch Ness.
7. Biển chết, Israel/Jordan
![]() |
Biển Chết, là một hồ nước với một số đặc điểm rất kỳ lạ. Giống như hồ Mono và những hồ nước mặn khác, biển Chết chỉ có một cửa chính - sông Jordan – có lượng mưa rất khiêm tốn, và nó không có chỗ nào cho bốc hơi. Vùng biển này cũng đặc biệt thấp: 1.385 ft ở dưới mực nước biển, bên bờ Biển Chết là những vùng khô thấp nhất trên trái đất.
Nước ở biển Chết mặn gấp 8 lần nước ở các đại dương. Mặc dù muối trong các biển chứa 97 phần trăm clorua natri ... chỉ có 30,4 phần trăm của muối của Biển Chết là NaCl với phần còn lại là kali clorua, canxi clorua, magnesium chloride và các muối khác. Với nồng độ muối đậm đặc khác thường trung bình là 33,7%, người ta có thể vừa nằm vừa đọc báo mà không hề bị chìm.
8. Hồ Toba, Indonesia
![]() |
Nằm ở phía nam đảo Sumatra, Indonesia, hồ Toba là một trong những hồ thanh bình, yên ả nhất mà con người từng tới thăm từ…73,000 năm trước. Hồ Toba là một miệng núi lửa đầy nước, được hình thành sau một vụ phun trào lớn nhất xảy ra 25 triệu năm trước. Vụ phun trào này đã khiến tiểu lục địa Ấn Độ bị vùi lấp dưới gần 20cm tro bụi. Vụ phun trào của siêu núi lửa Toba cũng có những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến con người. Theo ước tính, dân số của loài người hiện nay đã giảm xuống chỉ còn vài chục ngàn người, và những bộ lạc sống ở phía đông đảo Sumatra phải di cư sang Australia để có thể trốn thoát khỏi thảm hoạ.
9. Biển hồ Aral, Liên Xô cũ
![]() |
Một thời từng là một trong những hồ lớn nhất trên thế giới, biển hồ Aral đã trở thành một hậu quả lớn của việc quản lý môi trường tồi. Một kế hoạch lớn được đặt ra để biến một vùng biển rộng lớn thành một trung tâm phát triển bông đã khiến cho những dòng sông trước đây chảy vào biển Aral bị ngăn lại hoặc làm chệch hướng để cung cấp nước tưới tiêu. Không được cung cấp nước từ những con sông, biển bắt đầu bốc hơi và dần trở nên mặn và ô nhiễm hơn bởi những chất thải nông nghiệp. Sự biến mất của biển Aral – chỉ trong vòng một thế hệ – là một bài học đắt giá được vào sử sách với những tấm hình chụp từ quỹ đạo của các vệ tinh.
10. Hồ Vostok, Nam Cực
![]() |
Nằm sâu 3.800m dưới mặt băng của Nam Cực chính là hồ Vostok. Với kích thước và hình dáng xấp xỉ hồ Ontario, cái hồ biệt lập nhất thế giới này, bằng cách nào đó vẫn duy trì dòng chảy của mình cho dù bị ngăn cách với ánh mặt trời trong hàng chục triệu năm trở lại đây.
Một đoàn thám hiểm người Nga đang cố gắng khoan xuống hồ Vostok để lấy mẫu nước và những loại vi khuẩn có thể tồn tại trong nước.
THUÝ TRINH
(Theo vzone)