Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Xung quanh “tin đồn” về khai thác cát trái phép trong hồ Dầu Tiếng
Bài 2: Sự an toàn hồ Dầu Tiếng luôn được Trung ương và các tỉnh quan tâm
Thứ tư: 00:39 ngày 09/03/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Hoạt động khai thác khoáng sản cát xây dựng trong hồ Dầu Tiếng đã được UBND các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước quy hoạch, cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ năm 2010, sau khi Luật Thuỷ lợi có hiệu lực ngày 1.7.2018, Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ.

Các mỏ khai thác cát tại hồ Dầu Tiếng đều khai thác theo đúng công suất khai thác cho phép.

Vừa qua, Báo Tây Ninh có bài viết "Xung quanh “tin đồn” về khai thác cát trái phép trong hồ Dầu Tiếng". Để làm rõ những vấn đề mà dư luận quan tâm, ông Trần Quang Hùng- Giám đốc Công ty TNHH Khai thác thuỷ lợi Dầu Tiếng - Phước Hoà cho biết, hiện nay, UBND các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ NNvàPTNT đã cấp tổng cộng 22 giấy phép hoạt động khai thác cát trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi hồ Dầu Tiếng, trong đó: tỉnh Tây Ninh có 14 giấy phép, tỉnh Bình Dương có 7 giấy phép, tỉnh Bình Phước có 1 giấy phép; tổng công suất 862.000m3/năm, trong đó: Tây Ninh 444.000m3/năm, Bình Dương 388.000m3/năm, Bình Phước 30.000m3/năm.

Để bảo đảm an toàn công trình và môi trường, chất lượng nước hồ Dầu Tiếng phục vụ sản xuất, Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Tây Ninh có nhiều văn bản chỉ đạo, thành lập tổ kiểm tra liên ngành (Quyết định số 979/QĐ-UBND ngày 14.5.2020) có sự tham gia của Công ty Dầu Tiếng để giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định luật khoáng sản, thuỷ lợi, môi trường đối với hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng, đặc biệt là các quy định về độ sâu, vị trí khai thác, bể lắng, bến bãi và các thiết bị (camera, thiết bị hành trình) để truyền dữ liệu, lưu trữ thông tin phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác cát qua website http://taucat.hodautieng.vn.

Từ đó, hoạt động khai thác cát trong hồ Dầu Tiếng dần đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác khoáng sản trong môi trường hồ chứa theo quy định của Nghị định 23/2020/NĐ-CP ngày 24.2.2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

Hoạt động khai thác khoáng sản cát xây dựng trong hồ Dầu Tiếng đã được UBND các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước quy hoạch, cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ năm 2010, sau khi Luật Thuỷ lợi có hiệu lực ngày 1.7.2018, Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ.

Cơ quan chức năng thường xuyên kiểm soát tải trọng xe ra vào, công suất khai thác nhằm đảm bảo an toàn công trình và tránh thất thoát tài nguyên.

Hoạt động khai thác của các đơn vị được cấp phép là hợp pháp, Công ty Dầu Tiếng và các sở, ban, ngành địa phương có trách nhiệm phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của các đơn vị bảo đảm tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuỷ lợi, khoáng sản, môi trường và pháp luật khác có liên quan như vị trí mỏ và bến bãi tập kết cát khai thác nằm cách xa chân đập bảo đảm quy định phạm vi bảo vệ thượng, hạ lưu đập phụ để tránh ảnh hưởng tới công trình; các đường ngang vào bãi tập kết cát được Tổng cục Thuỷ lợi - Bộ NNvàPTNT chấp thuận chủ trương cho doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đầu tư sửa chữa, nâng cấp kéo dài từ các đường ngang dân sinh hiện hữu ra vào đập phụ, trước đây được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 9 làm chủ đầu tư sửa chữa, nâng cấp và hoàn thành đưa vào sử dụng từ năm 2011 (Tiểu dự án hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi Dầu Tiếng - Dự án hỗ trợ thuỷ lợi Việt Nam WB3) để phục vụ công tác quản lý các hoạt động kinh tế dân sinh ra vào hồ và công tác nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn công trình. UBND tỉnh Tây Ninh đã giao cho cơ quan có thẩm quyền lắp đặt các trạm cân để kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe ra vào, công suất khai thác để bảo đảm an toàn công trình và tránh thất thoát tài nguyên.

Thời gian khai thác quy định từ 7 giờ đến 17 giờ hằng ngày (không bơm hút cát ngoài thời gian này) và được các đơn vị có chức năng tỉnh Tây Ninh kiểm tra gắt gao và không có hiện tượng bơm hút cát ngoài thời gian quy định. Bên cạnh đó, Công ty Dầu Tiếng - Phước Hoà có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị khai thác chấp hành đúng quy định của pháp luật, báo cáo kịp thời UBND các tỉnh để xử lý các hành vi vi phạm đến an toàn công trình và chất lượng nguồn nước hồ Dầu Tiếng phục vụ sản xuất.

Thế Nhân

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục