Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Ban hành Khung phát triển Hạ tầng số Việt Nam
Thứ tư: 15:50 ngày 18/09/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Mới đây, Bộ TT-TT đã ban hành Khung phát triển Hạ tầng số Việt Nam.

Quy hoạch hạ tầng TT-TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặt trọng tâm vào phát triển hạ tầng số. 

Cụ thể, hạ tầng số được quy hoạch phát triển theo định hướng: "Mạng viễn thông băng rộng bảo đảm dung lượng lớn, tốc độ cao, công nghệ hiện đại, hạ tầng Intermet vạn vật - IoT được tích hợp rộng rãi bảo đảm phát triển hài hòa, phục vụ tốt chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số và an ninh- quốc phòng".

Khung hạ tầng số Việt Nam được ban hành để thúc đẩy phát triển.

Quan điểm của Bộ TT-TT là hạ tầng số Việt Nam phải bảo đảm có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ biến, bền vững, "xanh", thông minh, mở và an toàn. Hạ tầng số phải được đầu tư đi trước một bước để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Vì thế, Bộ TT-TT đã ban hành Khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Đây là cơ sở để Bộ TT-TT ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách thúc đẩy phát triển, các quy định quản lý hạ tầng số.

Theo Cục Viễn thông 9 (Bộ TT-TT), khung phát triển hạ tầng số được xây dựng trên cơ sở cách tiếp cận của Việt nam, đồng thời phản ánh sự tiến hóa, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới.

Bốn thành phần chính của hạ tầng số Việt Nam gồm: hạ tầng viễn thông và Internet; hạ tầng dữ liệu; hạ tầng vật lý- số; hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ.

Cụ thể, hạ tầng viễn thông và Internet là nền tảng kết nối thiết yếu cho mọi hoạt động trong kỷ nguyên số, bao gồm hệ thống cáp quang, truyền dẫn, trạm phát sóng, mạng di động (4G, 5G, 6G), Wifi, vệ tinh, hệ thống định tuyến, máy chủ DNS, điểm trung chuyển Internet...

Hạ tầng dữ liệu đảm bảo khả năng lưu trữ, xử lý và khai thác hiệu quả khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra trong kỷ nguyên số.

Hạ tầng vật lý - số thực hiện việc số hóa thế giới thực, tạo ra ánh xạ "1-1" giữa thế giới thực và thế giới số. Đây là thành phần quan trọng nhất của chuyển đổi số. Nhờ có hạ tầng này mà con người có thêm một không gian nữa để sống, làm việc và sáng tạo.

Hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ thì hạ tầng tiện ích số cung cấp công cụ để người dân thực hiện các giao dịch trên môi trường số; hạ tầng công nghệ số như dịch vụ là các nền tảng phần mềm cung cấp các công nghệ tiên tiến dưới dạng dịch vụ để các tổ chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận, sử dụng thay vì tự đầu tư xây dựng, từ đó tiết kiệm chi phí, thích ứng nhanh với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bên cạnh đó, Bộ TT-TT cũng nêu rõ các tiêu chí cụ thể với từng yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam gồm dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập bền vững, "xanh", thông minh, mở và an toàn.

Cục Viễn thông có nhiệm vụ theo dõi, đánh giá và cập nhật Khung phát triển hạ tầng số Việt Nam phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xu hướng phát triển hạ tầng số trên thế giới. Các đơn vị khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ để đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, quy định và triển khai các giải pháp phát triển hạ tầng số Việt Nam.

Các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số sẽ căn cứ Khung phát triển hạ tầng số Việt Nam, Quy hoạch phát triển hạ tầng TT-TT cùng chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển của đơn vị mình để đầu tư, phát triển các thành phần hạ tầng số phù hợp và hiệu quả.

Nguồn Kinhtedothi

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục