Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Bảo đảm an toàn hồ đập trong mùa mưa lũ
Thứ ba: 23:53 ngày 27/09/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT)- cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai chủ động kiểm tra công trình thuỷ lợi; theo dõi chặt chẽ diễn biến các tin dự báo, cảnh cáo, diễn biến tình hình thời tiết, thông tin kịp thời đến cơ quan, đơn vị liên quan để chủ động phòng, tránh ứng phó với bão, mưa lớn.

Đập chính hồ Dầu Tiếng xả lũ.

Ngày 26.9, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự - phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai) ban hành Công văn số 79/BCH-VPTT về việc chủ động ứng phó với thiên tai những tháng cuối năm 2022 gửi các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Để chủ động ứng phó kịp thời với thiên tai những tháng cuối năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT)- cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai chủ động kiểm tra công trình thuỷ lợi; theo dõi chặt chẽ diễn biến các tin dự báo, cảnh cáo, diễn biến tình hình thời tiết, thông tin kịp thời đến cơ quan, đơn vị liên quan để chủ động phòng, tránh ứng phó với bão, mưa lớn.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ theo đề nghị của UBND các huyện, thị xã, thành phố (nếu có).

Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi miền Nam, Công ty TNHH MTV Khai thác thuỷ lợi Tây Ninh chủ động theo dõi diễn biến tình hình mưa từ các cơ quan khí tượng thuỷ văn, mực nước và lưu lượng nước đến hồ chứa nước; kịp thời điều chỉnh phương án vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi; không xả lũ bất ngờ gây ảnh hưởng đến vùng hạ du. Đồng thời kiểm tra việc vận hành hồ chứa, đối với hồ có cửa van xả phải chủ động vận hành xả lũ để ứng phó với mưa lớn; bảo đảm an toàn công trình và an toàn của người dân vùng hạ du. Tăng cường kiểm tra các hư hỏng có nguy cơ an toàn, các hệ thống tiêu thoát nước, sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để xử lý giờ đầu khi công trình xảy ra sự cố.

UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, kiểm tra xác định địa điểm xung yếu (số hộ dân, tài sản, cây trồng, vật nuôi công trình); chỉ đạo di dời, sơ tán tại nơi ở không an toàn hoặc khu vực có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn, hoặc khu vực có nguy cơ ngập sâu đến nơi an toàn; có kế hoạch bảo vệ tài sản, cây trồng, vật nuôi và công trình để tránh bị thiệt hại do gây ra.

Rà soát, bổ sung, triển khai các phương án ứng phó thiên tai, cảnh báo thiên tai gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lốc… Chú trọng tăng cường công tác thông tin trên Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố, xã, ấp các bản tin cảnh báo về thiên tai, biện pháp ứng phó với thiên tai… Chỉ đạo Phòng NN&PTNT các huyện, thị xã, thành phố kết nối với cán bộ phụ trách thiên tai cấp xã: lãnh đạo UBND cấp xã, bộ phận thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã…

Chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để ứng phó với thiên tai theo phương án “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ) và 3 sẵn sàng (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

Tấn Hưng

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục