Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Văn hóa đang đứng trước nhiều thách thức, bất cập
Thứ sáu: 08:39 ngày 01/11/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
“Chúng ta nói nhiều đến việc xuống cấp của đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, quy tắc ứng xử văn minh công cộng, lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ, tệ nạn, tội phạm xã hội... Rõ ràng tất cả những vấn đề đó đều là vấn đề của văn hóa, liên quan đến văn hóa và có nguyên nhân từ văn hóa”, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho hay.


Bộ trưởng Văn hóa - Thể Thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện

Việt Nam là 1/10 quốc gia tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới

Tại phiên thảo luận về kinh tế xã hội ngày 31/10, Bộ trưởng Văn hóa - Thể Thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, trong thời gian vừa qua, ngành du lịch đạt được những kết quả quan trọng. Bộ trưởng dẫn chứng, từ năm 2015 đến 2018, khách quốc tế tăng gần 2 lần, từ 8 triệu lên 15,5 triệu và tốc độ tăng trưởng là 25% /năm.

Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới và khách nội địa tăng 1, 4 lần, từ 57 triệu lên 80 triệu vào năm 2018, đóng góp 8,4% GDP. Trong 10 tháng đầu năm 2019, du lịch Việt Nam đón 14,5 triệu lượt khách quốc tế tăng 13% so với tăng trưởng 4% của du lịch toàn cầu vào 5% của khu vực Đông Nam Á.

Ông Thiện cũng liệt kê hàng loạt giải thưởng ngành du lịch Việt Nam đạt được, như Giải thưởng Du lịch hàng đầu châu Á, điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á và điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á; thành phố Hội An được bình chọn là điểm đến thành phố hàng đầu châu Á… Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam liên tục được cải thiện, trong hai lần xếp hạng đã tăng lên được 12 bậc, hiện nay đứng thứ 63/140 nước.

Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bộ trưởng Thiện đưa ra các giải pháp. Trước tiên là tiếp tục đổi mới nhận thức phát triển du lịch là ngành kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực mang tính xã hội hóa cao; tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch, phối hợp công - tư trung ương, địa phương…

Thành tựu văn hóa chưa xứng tầm

Trong lĩnh vực văn hóa, Bộ trưởng cho rằng, vấn đề này từng bước trở thành nền tảng vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng, bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, ông Thiện cũng chẳng thắn cho rằng, sự phát triển văn hóa hiện nay đang đứng trước nhiều thách thức, bất cập, nảy sinh nhiều vấn đề cần phải tập trung giải quyết.

“Chúng ta nói nhiều đến việc xuống cấp của đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm nghề nghiệp, quy tắc ứng xử văn minh công cộng, lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ, tệ nạn, tội phạm xã hội... Rõ ràng tất cả những vấn đề đó đều là vấn đề của văn hóa, liên quan đến văn hóa và có nguyên nhân từ văn hóa. Xây dựng văn hóa hay sự phát triển con người chính là mục đích cuối cùng của mọi sự phát triển”, Bộ trưởng cho hay.

“Tư lệnh” ngành văn hóa, thể thao và du lịch cũng cho rằng, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị - kinh tế, những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng, chưa đủ tầm mức để tác động có hiệu quả đến việc xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh như Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương 9 khóa XI đã chỉ ra.

Để văn hóa thực sự hướng tới sự phát triển bền vững cho đất nước, theo ông Thiện, cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội tại vị trí, vai trò của văn hóa; xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.

Cùng với đó, phải xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tạo điều kiện để phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Môi trường văn hóa lành mạnh thì gia đình, nhà trường và xã hội sẽ là nơi hình thành, nuôi dưỡng, vun đắp nhân cách văn hóa và giáo dục lối sống cho con người để cái tốt, cái thiện được bảo vệ, nhân lên; cái xấu, cái ác bị lên án, bài trừ.

Thứ nữa phải tăng cường xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Đồng thời để văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội phải quan tâm xây dựng đời sống văn hóa cơ sở; đầu tư cho văn hóa tinh hoa, tạo điều kiện cho cá nhân và cộng đồng được tham gia sáng tạo và hưởng thụ văn hóa…

“Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước. Bác nói “văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc, là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của đất nước”, Bộ trưởng Thiện nhấn mạnh.

Nguồn TPO

data:
Liên kết hữu ích
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục