Theo dõi Báo Tây Ninh trên
(BTNO) -
Ngày 25.6, Uỷ ban Dân tộc phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2018 các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ.
Quang cảnh hội nghị
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc chủ trì hội nghị.
Đông Nam bộ có 9 tỉnh, trong đó 3 tỉnh có biên giới giáp Campuchia với 13 huyện, 55 xã biên giới. Thời gian qua, việc thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc luôn được Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Cơ quan công tác Dân tộc các địa phương trong khu vực đã tham mưu ban hành nhiều chính sách đặc thù của địa phương, như Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 60% mức lương cơ sở trong 10 tháng/năm cho con em dân tộc thiểu số (DTTS) từ mầm non đến cao đẳng, đại học, học nghề, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai cấp thẻ BHYT cho người dân tộc thiểu số nghèo, cận nghèo.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn phát biểu tại hội nghị.
Hiện nay, 90% hộ dân có điện thắp sáng; 87% người dân được sử dụng nước sách; công tác bảo tồn và phát triển làng nghề dệt, gốm cũng được các địa phương như Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai… quan tâm bảo tồn và phát triển.
Tại Tây Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc chia sẻ cùng hội nghị một số thông tinh khái quát về tình hình phát triển kinh tế của tỉnh. Trong đó, kinh tế ở vùng đồng bào dân tộc được nâng cao, từ đó an ninh trật tự- an toàn xã hội được giữ vững.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc.
Hiện Tây Ninh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều hiện nay xuống còn 3,4 %. Tây Ninh phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%.
Ông Nông Quốc Tuấn đánh giá cao sự vào cuộc của địa phương, góp phần nâng cao đời sống cho người DTTS.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cũng đề nghị các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác dân tộc, tôn giáo, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cán bộ phụ trách công tác dân tộc phải thường xuyên xuống cơ sở để hiểu người dân hơn, hiểu được phong tục tập quán của người dân tộc, tạo sự gắn kết và phát huy vai trò của già làng, trưởng bản.
N.D