Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh:
Cần làm rõ vị trí pháp lý, chế độ chính sách đối với Lực lượng tự nguyện, tự quản
Thứ ba: 22:16 ngày 20/06/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Trong phiên làm việc sáng 20.6 (đợt thứ 2, kỳ họp thứ 5), Quốc hội thảo luận tại Tổ đối với Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

ĐBQH Phạm Hùng Thái phát biểu tại Tổ thảo luận.

Góp ý đối với dự án Luật này, đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thuý – Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh đặt ra một số vấn đề liên quan đến dự án luật, trước hết là để giải quyết lực lượng dôi dư sau khi sắp xếp, bố trí công an chính quy về cơ sở.

Đại biểu Thuý đề nghị Ban soạn thảo cần phân tích kỹ bổ sung trong dự thảo Luật đối tượng Lực lượng tự nguyện tự quản, bởi vì Tờ trình và Báo cáo của Bộ Công an có đề cập đến lực lượng này nhưng dự thảo Luật lại chưa đề cập.

Tại Điều 18 dự thảo luật có quy định Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Tuy nhiên, theo Điều 18 và Điều 24 của Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì không có đối tượng là Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đại biểu Thúy đề nghị xem xét cần có sự thống nhất giữa 02 Luật.

Bên cạnh đó, đại biểu Thuý kiến nghị Lực lượng tự nguyện, tự quản khi tham gia hỗ trợ, bảo vệ an ninh trật tự khi bị thương, hy sinh thì được xét là thương binh, liệt sĩ. Đồng thời, theo báo cáo của Bộ Công an, số lượng 300.000 người sau khi sắp xếp lại sẽ tham gia Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, theo đại biểu Thuý là chưa sát với thực tế, một số địa phương sau khi bố trí Công an chính quy đã sắp xếp lại đối tượng dôi dư; đại biểu đề nghị Báo cáo cần nêu rõ số liệu bố trí, sắp xếp còn lại của các địa phương…

Cùng tham gia góp ý dự án Luật này, đại biểu Phạm Hùng Thái –  Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh đề nghị Ban soạn thảo làm rõ vị trí pháp lý, kinh phí, chế độ chính sách, nơi làm việc đối với Lực lượng tự nguyện, tự quản để Luật ban hành được đồng bộ, thống nhất.

Khi mô hình Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập thì các mô hình quần chúng tham gia trật tự ở các địa phương sẽ thực hiện như thế nào; cơ chế hỗ trợ để động viên Lực lượng tự nguyện tham gia bảo vệ trật tự ở cơ sở… đề nghị quy định cụ thể để lực lượng này có pháp nhân, được bảo vệ, được công nhận, quyền lợi được đảm bảo.

Thanh Trung

Tin cùng chuyên mục