Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cần tổng kết, đánh giá đầy đủ thực trạng trước khi sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng
Thứ bảy: 05:17 ngày 03/11/2012

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Về phạm vi sửa đổi, các vị ĐBQH tỉnh Tây Ninh có nhiều ý kiến không đồng ý với Tờ trình của Chính phủ là cần sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành.

(BTN)- Chiều 2.11.2012, Quốc hội làm việc tại Tổ thảo luận dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 4.

Về phạm vi sửa đổi, các vị ĐBQH tỉnh Tây Ninh có nhiều ý kiến không đồng ý với Tờ trình của Chính phủ là cần sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành. Đại biểu cho rằng, với thời gian chuẩn bị ngắn, Chính phủ chưa tiến hành tổng kết, đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng trong 6 năm qua. Trong khi dự án Luật chỉ thông qua tại một kỳ họp, thì với chất lượng dự án và phạm vi những nội dung sửa đổi mà Chính phủ trình Quốc hội lần này sẽ khó có thể sửa đổi toàn diện được.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lê Minh Trọng - Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh phát biểu tại thảo luận tổ ở kỳ họp Quốc hội.

ĐBQH Lê Minh Trọng cho rằng, đối với thực trạng công tác phòng chống tham nhũng hiện nay còn nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ để sửa đổi toàn diện và quy định cụ thể hơn. Do đó, đại biểu đề nghị chỉ tập trung sửa đổi một số điều thật sự bức xúc, đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc thi hành luật và thể chế hoá kịp thời Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Đại biểu Trọng đề nghị xem lại Điều 47 “Chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức”, nên quy định cụ thể vị trí nào cần chuyển đổi. Đối với điều 48 về “Nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập” đại biểu cho rằng, nên quy định chung đối với cán bộ, công chức, viên chức, không nên đưa đảng viên, tổ chức Đảng vào luật thành một khoản (khoản k) để điều chỉnh riêng, như thế là không ổn. Về kê khai tài sản thu nhập, đại biểu cho rằng quy định như dự án Luật vẫn còn mang tính hình thức, cần quy định cụ thể, sát thực hơn.

ĐBQH Trịnh Ngọc Phương đề nghị xem lại Điều 53 “Nghĩa vụ giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm” vì quy định trong điều này cũng không rõ ràng, trong khi Điều 49 “Tài sản, thu nhập phải kê khai” thì rất rõ ràng, cụ thể. Đại biểu đề nghị, dự án Luật cần xác định “ai phải công khai”. Về Điều 26 “Công khai, minh bạch trong quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường”, theo đại biểu Phương là phải làm rõ quan điểm dựa vào Luật Đất đai để sửa, nhất là đối với những nội dung công khai về quy hoạch, dự án đầu tư, cấp chứng chỉ hành nghề…

ĐBQH Nguyễn Thành Tâm cho rằng, cách làm luật như dự án Luật này là chưa ổn; chưa chuẩn bị kỹ, quy trình làm luật chưa chuẩn. Ban soạn thảo nên xem xét chỉ sửa một số điều thôi. Trong đó, đối với vấn đề kê khai tài sản, Luật phải quy định rõ nhằm kiểm soát được thu nhập, nếu không đối với tình hình thực tế ở nước ta hiện nay thì không làm được. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng nếu chưa kiểm soát được thu nhập thì cũng phải có biện pháp hữu hiệu để quản lý một số đối tượng có điều kiện tham nhũng. Xác định đối tượng phải kê khai tài sản, công khai thu nhập là những người có điều kiện tham nhũng. Đại biểu Tâm đề nghị  nên rà soát lại những nơi có điều kiện tham nhũng. Đồng thời xác lập cụ thể quy trình công khai để tránh tình trạng lợi dụng công khai để vu cáo.

DUY QUANG

(Lược ghi)

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục