Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn 2045
Thứ sáu: 14:04 ngày 22/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045.

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu an toàn sinh học và môi trường sang chăn nuôi tập trung, trang trại, công nghiệp với trình độ chăn nuôi từng bước hiện đại.

Mục tiêu là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất có tỷ trọng đáng kể trong ngành nông nghiệp, theo hướng chuyển dịch chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ, thiếu an toàn sinh học và môi trường sang chăn nuôi tập trung, trang trại, công nghiệp với trình độ chăn nuôi từng bước hiện đại.

Đến năm 2030, phấn đấu phát triển đàn heo, đàn bò thịt, bò sữa chăn nuôi theo hướng trang trại công nghiệp, trang trại công nghệ cao với các giống cao sản và giống địa phương có tính tiềm năng.

Trong đó, đàn heo ổn định khoảng 800.000 con (gồm: đàn heo nái đạt 70.000 con; đàn heo được nuôi ở trang trại chiếm 90%); đàn bò thịt ổn định ở quy mô 121.200 con (khoảng 30% được nuôi trang trại); đàn bò sữa đạt quy mô 28.800 con, phát triển mới đàn bò sữa gắn với nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm sữa tại các huyện có lợi thế như: Tân Châu, Tân Biên.

Riêng tổng đàn trâu sẽ được kéo giảm từ 9.500 con năm 2025 xuống 9.300 con năm 2030 do diện tích đồng cỏ thu hẹp, đồng thời nâng cao năng suất chăn nuôi và chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi trang trại, trong đó, khoảng 10% được nuôi từ các trang trại quy mô nhỏ, đàn trâu còn lại được nuôi theo hộ gia đình.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp và công nghệ cao. Duy trì thường xuyên 12 triệu con gà (khoảng 70% được nuôi theo phương thức công nghiệp) và khoảng 800.000 con thuỷ cầm (khoảng 40% được nuôi theo phương thức công nghiệp)… duy trì quy mô đàn dê, cừu ở quy mô 7.000 con; nâng cao năng suất và chuyển từ chăn nuôi quảng canh sang chăn nuôi trang trại 90% vào năm 2030. 

Phát triển mới đàn bò sữa gắn với nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm sữa.

Phát triển mạnh nghề chăn nuôi ong và chim yến, dự kiến có khoảng 1.000 tổ ong với sản lượng đạt khoảng 40 tấn mật vào năm 2025, đến năm 2030 đạt 2.000 tổ ong, nâng sản lượng mật ong khoảng 80.000 tấn. Sản lượng tổ yến: Đạt từ 6 tấn vào năm 2025 và 12 tấn vào năm 2030, thực hiện quy hoạch vùng nuôi chim yến nằm ngoài khu vực không được phép chăn nuôi, xa khu dân cư, cách khu vực không được phép chăn nuôi và khu dân cư tối thiểu 300m theo quy định.

Đồng thời, xây dựng tối thiểu 2 vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh cấp huyện vào năm 2025 và 3 vùng cấp huyện đến năm 2030

Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2025 đạt 141.847 tấn (trong đó, thịt heo 57,6%, thịt gia cầm 37,9%, thịt gia súc ăn cỏ 4,5%. Phấn đấu đến năm 2030, sản lượng thịt các loại đạt 188.524 tấn (trong đó, thịt heo 59,6%, thịt gia cầm 35,1%, thịt gia súc ăn cỏ 5,4%).

Sản lượng trứng, sữa đến năm 2025 đạt 1.000 triệu quả trứng và 77.000 tấn sữa; đến năm 2030 đạt 1.200 triệu quả trứng và 105.000 tấn sữa.

Tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp đạt tương ứng: Đến năm 2025, đạt khoảng 60% gia súc, 40% gia cầm; phấn đấu đến năm 2030, đạt khoảng 70% gia súc và 50% gia cầm.

Nâng cao năng lực vận chuyển, giết mổ tập trung các loại vật nuôi theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp sản xuất nguyên liệu, thức ăn bổ sung, nhất là công nghệ sinh học nhằm đáp ứng đủ các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất dùng trong chăn nuôi và tận thu, nâng cao giá trị dinh dưỡng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp trong tỉnh như: rơm, lá mì, lá mía, rỉ mật,...

Kiểm soát dịch bệnh: nâng cao năng lực kiểm soát dịch bệnh, khống chế các dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi và những dịch bệnh có nguy cơ lây sang người, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao trong và ngoài tỉnh.

Phát triển mới đàn bò sữa gắn với nhà máy chế biến tiêu thụ sản phẩm sữa.

Nâng cao năng lực vận chuyển, giết mổ tập trung các loại vật nuôi theo hướng hiện đại, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; phát triển thêm công nghiệp chế biến, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi.

Phấn đấu đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh sẽ có khoảng 40 cơ sở giết mổ tập trung, ít nhất 01 nhà máy chế biến sữa. Năm 2030: là 45 cơ sở giết mổ tập trung, 2 nhà máy chế biến sữa. Tỷ trọng thịt gia súc và gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt đạt 27% vào năm 2025; 45% vào năm 2030.

Phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp và công nghệ cao

Ổn định quy mô công suất thiết kế các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp đang hoạt động. Kêu gọi đầu tư 2 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghệ cao tại huyện Gò Dầu và thị xã Trảng Bàng. Dự tính, tổng công suất sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn tỉnh năm 2025 là 250.000 tấn/năm và đến năm 2030 là 300.000 tấn/năm.

Tầm nhìn đến năm 2045, trình độ và năng lực sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh thuộc nhóm trung bình khá của các tỉnh khu vực Nam bộ. Chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa, sản phẩm chăn nuôi được sản xuất chủ yếu trong các trang trại, gia trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học và thân thiện môi trường, khống chế và kiểm soát tốt các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Sản lượng thịt xẻ các loại bảo đảm an toàn thực phẩm.

Đồng thời, 100% sản phẩm thịt gia súc, gia cầm hàng hóa được cung cấp từ các cơ sở giết mổ tập trung, công nghiệp và trên 70% khối lượng sản phẩm chăn nuôi chính được qua sơ chế, chế biến công nghiệp, trong đó khoảng 30% được chế biến sâu.

Minh Dương

data:
ngày tốt Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục