Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Cho con du học sớm: Tưởng tốt cho con, ai dè mang bệnh!
Thứ tư: 12:55 ngày 10/07/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Bố mẹ Phương Anh đều là bác sĩ và gia đình chỉ có một mình Phương Anh là con gái nên họ dành hết tình cảm cho cô và luôn muốn con gái mình có một tương lai tốt đẹp, họ chọn cách “tị nạn giáo dục cho con”.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Con phát điên vì du học

Phương Anh trú ở Hà Nội, bố mẹ cô đều là bác sĩ, gia đình con một. Cô là du học sinh Việt Nam sang Mỹ khi vừa tốt nghiệp lớp 9. Phương Anh được bố mẹ đặt quá nhiều niềm tin và khi đi du học cô cũng tự tin về mình.

Đây là lần đầu tiên Phương Anh xa nhà, bắt đầu một cuộc sống mới ở đất khách quê người. Do tiếng Anh không tốt, môi trường học tập khác với trong nước, bạn bè lạ lẫm, cô bắt đầu thấy sợ và ngại nói chuyện với người khác. Lúc đầu Phương Anh đòi về Việt Nam nhưng thấy bố mẹ đặt quá nhiều hi vọng vào mình nên cô cố gắng. Phương Anh phải thức rất khuya để học.

Sau 1 năm du học bố mẹ biết được Phương Anh không thể hòa nhập với cộng đồng trường mới. Cô rơi vào trầm cảm thường xuyên mất ngủ, khóc cười vô cớ. Bố mẹ cô sốt ruột nên bay sang Mỹ để thăm con.

Đến nơi, họ không nhận ra con mình vì cháu quá tiều tụy, người như không còn sức sống. Bố mẹ của Phương Anh lại cố động viên con về nước. Bao nỗ lực cố gắng thuyết phục, Phương Anh đồng ý về nhưng trước giờ bay về Việt Nam, Phương Anh lại thay đổi ý định, cô không muốn về nước nữa mà xin ở lại học tiếp.

Thấy con có vẻ muốn học tiếp, bố mẹ cô mừng rỡ và họ quay về Việt Nam tiếp tục công việc của mình. Tuy nhiên, về Việt Nam được 1 tháng, họ lại nhận được tin con gái đã phát điên ở xứ người.

Bố mẹ của Phương Anh lại tức tốc sang Mỹ để đưa con về Việt Nam chữa bệnh. Đã 3 năm trôi qua, Phương Anh vẫn chưa thể trở thành cô gái hồn nhiên, vô tư như trước. Lúc nào cô cũng rơi vào trạng thái trầm cảm, u uất, hay cáu gắt. 

Bỏ dở học hành vì bệnh

Trường hợp của Nguyễn Công Nam 22 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội đã phải bỏ dở 3 năm học ở Mỹ vì mắc bệnh. Nam được bố mẹ cho đi học từ khi học xong THPT. 

Nam không gặp khó khăn về việc học hành hay hòa nhập với môi trường mới. Tuy nhiên, điều không may là sang Mỹ học được hơn 1 năm, Nam bị bệnh vảy nến. Do không có thẻ xanh nên việc điều trị ở Mỹ vô cùng khó khăn. Chỉ tiền thuốc mỗi tháng cũng lên đến vài chục triệu đồng. Dù biết là bệnh không thể chữa khỏi nhưng Nam vẫn cố điều trị để bớt mặc cảm với những người xung quanh.

Sau một năm vừa đi học, vừa điều trị bệnh ở Mỹ, cậu ngậm ngùi bỏ dở chương trình học để về nước học đại học ở trong nước và điều trị bệnh vảy nến của mình.

Ở Việt Nam, việc điều trị bệnh của Nam thuận lợi hơn nhiều và chi phí ít tốn kém. Gần 1 năm quay về nước Nam cho rằng du học không phải là giấc mộng và du học sinh cũng gặp vô vàn khó khăn đặc biệt là trong việc khám chữa bệnh.

Những ngày sống ở xứ người, Nam cho biết nhiều bạn của cậu cũng mệt mỏi và thực tế có những bạn trầm cảm, có bạn thành danh và có những bạn chẳng có gì. Có nhóm du học sinh bố mẹ gửi tiền sang con học nhưng họ không đi học mà ở chung với nhau và nói tiếng Việt là chính, tiếng Anh ngày càng mai một và cái giá trị du học lúc này cũng không có giá trị gì – Nam nói.

Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển (chuyên khoa Tâm thần tại TP.HCM) cho biết ông đã điều trị cho 5 trường hợp bị trầm cảm sau khi được gia đình cho đi du học từ khi học xong lớp 12.  

* Các nhân vật trong bài đã được đổi tên.

Nguồn infonet

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục