Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Tư tưởng Hồ Chí Minh Quân đội
Chủ động nắm bắt tình hình, đấu tranh quyết liệt với buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại
Thứ ba: 17:49 ngày 26/12/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Sáng 26.12, tại Cục Quản lý thị trường tỉnh, Đoàn công tác Văn phòng BCĐ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) Quốc gia do ông Trần Đức Đông - Phó Chánh văn phòng Thường trực BCĐ 389 Quốc gia làm trưởng đoàn có buổi làm việc với BCĐ 389 tỉnh Tây Ninh.

Tiếp và làm việc với đoàn, về phía BCĐ 389 tỉnh có ông Châu Thanh Long – Phó trưởng ban Thường trực cùng các thành viên BCĐ 389 tỉnh.

Ban chỉ đạo 389 quốc gia làm việc với Ban chỉ đạo 389 tỉnh.

Buổi làm việc tập trung vào nội dung đánh giá thực trạng tình hình, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới; việc triển khai kế hoạch 115/KH-BCĐ ngày 8.12.2023 của BCĐ 389 Quốc gia về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trước trong và sau Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Theo BCĐ 389 tỉnh Tây Ninh, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 15.107,93 triệu USD, giảm 12,12% so với cùng kỳ. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 7.909,94 triệu USD, giảm 8,14% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 7.197,99 triệu USD, giảm 16,11% so với cùng kỳ.

Số lượng phương tiện vận tải xuất nhập cảnh qua cửa khẩu đạt 40.195 lượt, tăng 144,41% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất cảnh 20.297 lượt, tăng 138,56% so với cùng kỳ; nhập cảnh 19.898 lượt, tăng 150,67% so với cùng kỳ.

Số lượng hành khách xuất nhập cảnh là 2.149.846 lượt, tăng 366,14% so với cùng kỳ. Trong đó: xuất cảnh 1.095.116 lượt, tăng 375,93% so với cùng kỳ; nhập cảnh 1.054.730 lượt, tăng 356,38% so với cùng kỳ.

Do tình hình trong năm 2023, để tăng sức mua trên thị trường, cả nhà bán lẻ lẫn đơn vị sản xuất kinh doanh đều tổ chức nhiều chương trình khuyến mại, giá cả hợp lý với nhiều loại mặt hàng giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng. Tại các siêu thị, cửa hàng bách hoá tiện lợi trên địa bàn tỉnh, hàng hoá dồi dào đa dạng về chủng loại, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thực hiện niêm yết giá đầy đủ phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trên địa bàn tỉnh  năm 2023 vẫn còn diễn ra với mức độ nhỏ lẻ. Một số đối tượng đầu nậu vận chuyển hàng hoá nhập lậu (chủ yếu là hàng nông sản) từ Campuchia vào Việt Nam qua khu vực Cửa khẩu Tân Phú, sau đó đi theo tuyến đường tuần tra (đường 791) vào địa bàn xã Tân Lập, huyện Tân Biên để chuyển đi tiêu thụ.

Tại địa bàn Cửa khẩu quốc tế Tân Nam (cụ thể đường chốt Tân Bình thuộc Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Tân Nam) có dấu hiệu vận chuyển trái phép mặt hàng than đá (là mặt hàng xuất khẩu có điều kiện) xuất sang Campuchia và nhập lậu mặt hàng phế liệu, vỏ xe ô tô các loại từ Campuchia vào Việt Nam, thời gian vận chuyển vào ban đêm, phương tiện vận chuyển là xe tải, xe đầu kéo biển số Việt Nam.

Ảnh 80; Ông Trần Đức Đông – Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia phát biểu chỉ đạo tại phiên làm việc.

Địa bàn trọng điểm là các khu vực cửa khẩu, hai bên cánh gà cửa khẩu; đường mòn, lối mở dọc tuyến biên giới; địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất… Mặt hàng trọng điểm là thuốc lá điếu, rượu, bia, đường cát, gỗ, sữa, nước ngọt, ngoại tệ, tiền Việt Nam, xe đạp đã qua sử dụng, hàng điện tử đã qua sử dụng, máy móc công nghiệp, xơ tổng hợp, hàng nông sản, hàng bách hoá tiêu dùng, ma tuý, pháo nổ, nguyên phụ liệu và sản phẩm ngành dệt may, da giày; hàng hoá sử dụng, tiêu huỷ trong khu phi thuế quan, hàng hoá phục vụ trong nhà xưởng; hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế; hàng hoá nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp…

 Đối tượng trọng điểm, đối với cửa khẩu đường bộ, chủ yếu là cư dân các xã biên giới vận chuyển thuê hoặc trực tiếp mua bán, vận chuyển hàng lậu từ Campuchia về Tây Ninh; hành khách xuất nhập cảnh, đối tượng lái xe, phụ xe thường xuyên qua lại cửa khẩu để vận chuyển hành khách, giao nhận hàng hoá; doanh nghiệp kinh doanh quá cảnh, vận chuyển độc lập; doanh nghiệp mua gom hàng nông sản trên tuyến biên giới…

Địa bàn Khu công nghiệp, Khu chế xuất, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất…

Theo BCĐ 389 tỉnh, về phương thức thủ đoạn phương thức, thủ đoạn như chia nhỏ hàng hoá vận chuyển theo các đường mòn qua lại biên giới, hai bên cánh gà các cửa khẩu; thuê người mua hàng tại cửa hàng miễn thuế và xuất sang Campuchia sau đó tìm cách thẩm lậu vào Việt Nam; hành khách xuất nhập cảnh cất giấu hàng hoá, tiền trong hành lý, lái xe, phụ xe gia cố phương tiện vận tải để vận chuyển trái phép qua biên giới.

 Lợi dụng chính sách thông thoáng trong thủ tục hải quan để không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, xuất xứ, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định; để lẫn hàng hoá không khai báo chung container với hàng hoá có khai báo trên tờ khai hải quan; vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan; lợi dụng loại hình quá cảnh để vận chuyển hàng hoá giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng hoá vi phạm sở hữu trí tuệ; nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, chế xuất nhưng bán, tiêu thụ nội địa; nhập khẩu hàng hoá không đạt yêu cầu về chất lượng,…

Một số tổ chức, cá nhân tạm nhập phương tiện vận tải có nguồn gốc từ nước ngoài quá thời hạn quy định nhưng không tái xuất mà tìm cách hợp thức hoá, chuyển thành phương tiện có nguồn gốc Việt Nam để đưa vào hoạt động tại Việt Nam.

Vấn đề buôn lậu pháo nổ cũng là một trong vấn đề mà Ban chỉ đạo 389 quốc gia đề nghị Ban chỉ đạo 389 tỉnh quan tâm trong dịp trước, trong và sau tết nguyên đán Giáp thìn 2024.

Tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn ra và tinh vi, với sự nỗ lực của các lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ vi phạm liên quan đến các mặt hàng như:  thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng hoá không nguồn gốc xuất xứ, quá hạn sử dụng, điều kiện an toàn thực phẩm, điều kiện kinh doanh xăng dầu, gas, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần giúp ổn định thị trường, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Tình hình kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn  nhưng tính chất, quy mô nhỏ lẻ. Một số cơ sở kinh doanh buôn bán ở vùng sâu, vùng xa chưa am hiểu pháp luật vẫn còn mua bán hoặc vì lợi nhuận nên cố tình vi phạm, các mặt hàng thường được các đối tượng kinh doanh hàng giả là những mặt hàng có thương hiệu nổi tiếng.

Hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển, các tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi kinh doanh trực tuyến chủ yếu qua các ứng dụng như website tự lập, zalo, facebook, youtube, tiktok… để mua bán vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng, từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn chân chính gây khó khăn hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường.

Tình hình buôn bán, vận chuyển hàng cấm là ma tuý vẫn còn diễn ra do ma tuý là loại hàng gọn nhẹ, dễ cất giấu, lợi nhuận cao, các đối tượng có thể cất giấu trong người, phương tiện hoặc lẫn trong hàng hoá gây khó khăn cho việc kiểm tra, phát hiện, bắt giữ. Ngoài ra, các đối tượng lợi dụng các khu vực đường mòn, lối mở hai bên cánh gà cửa khẩu nơi có ít lực lượng chống buôn lậu canh gác để vận chuyển ma tuý từ Campuchia về Việt Nam…

Trong năm 2023, lực lượng chức năng và BCĐ 389 các huyện, thị xã, thành phố phát hiện và bắt giữ 1.162 vụ/1.081 đối tượng, tang vật vi phạm trị giá khoảng 21.647,354 triệu đồng (so với năm trước, số vụ bắt giữ giảm 122 vụ (9,5%), đối tượng giảm 64 (5,59%), trị giá tang vật giảm 202.720,36 triệu đồng (90,35%)).

Hàng hoá vi phạm chủ yếu: thuốc lá điếu: 202.946 bao; đường cát: 34.750 kg; bia: 25 thùng và 2.880 lon; pháo nổ: 4.677,91 kg…

Trong năm, lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm hành chính tổng cộng: 1.069 vụ. Tổng số tiền thu ngân sách: 102.850,07 triệu đồng; so với năm trước số vụ xử lý vi phạm hành chính tăng 37 vụ (3,46%), tổng số tiền thu ngân sách tăng 59.205,63 triệu đồng (57,86%).

Trị giá hàng hoá tịch thu trong kỳ ước khoảng: 6.840,50 triệu đồng (so với năm trước giảm 44.808,68 triệu đồng (86,76%)… Ngoài ra, các lực lượng chức năng trong năm khởi tố 45 vụ/80 đối tượng; so với năm trước số vụ tăng 9, số đối tượng tăng 21.

Với sự chủ trì của ông Trần Đức Đông – Phó Chánh văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia, các đại biểu tham dự đã thảo luận những vấn đề cần quan tâm chú ý về công tác chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Tây Ninh  như công tác triển khai chỉ đạo cấp trên, đánh giá thực trạng chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại 2023 cũng như xu hướng về buôn lậu, gian lận thương lại, hàng gian, hàng giả, phương thức thủ đoạn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

BCĐ 389 tỉnh Tây Ninh có giải pháp nhận diện thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại; các ổ nhóm buôn lậu... đồng thời nêu những khó khăn, kiến nghị với Thường trực BCĐ 389 Quốc gia.

Sau khi nghe thành viên BCĐ 389 tỉnh Tây Ninh trình bày cũng như sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên BCĐ 389 quốc gia về những khó khăn kiến nghị của các thành viên BCĐ 389 tỉnh.

Thay mặt đoàn kiểm tra, ông Trần Đức Đông – Phó Chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389 Quốc gia chỉ đạo, ngoài tập trung thực hiện tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gia trước, trong và sau Tết nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhất là các mặt hàng thiết yếu như đường, thuốc lá và nổi cộm 389; BCĐ 389 tỉnh Tây Ninh cần đánh giá kịp thời xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả để có giải pháp chủ động phòng, chống đấu tranh; Có giải pháp xử lý buôn lậu, gian lận thương mại, hàng gian, hàng giả trong môi trường công nghệ thông tin, trên mạng hiện đang là vấn đề nổi cộm... Theo dõi kịp thời việc mua bán hoá đơn, tình trạng đầu cơ, găm hàng...

Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền có chất lượng về công tác phòng, chống buôn lậu, hàng gian, hàng giả, gian lận thương mại... trên địa bàn. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra công vụ trong hoạt động phòng chống thương mại để kịp thời xử lý cán bộ có dấu hiệu sai phạm.

Tấn Hưng

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục