Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm
Thứ ba: 22:43 ngày 30/07/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Sáng nay (30/7), Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm.


Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Như Ý)

Ông Josep Borrell Fontelles thăm chính thức Việt Nam từ ngày 29 – 31/7, theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1990. Năm 1996, EU mở Phái đoàn Đại diện của Ủy ban Châu Âu (EC) tại Hà Nội.

Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Như Ý)

Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) giữa Việt Nam và EU có hiệu lực từ tháng 10/2016, đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU, tạo cơ sở pháp lý đưa hợp tác hai bên sang một giai đoạn mới, với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn.

Năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 58,5 tỷ USD, giảm 5,8% so với năm 2022 do kinh tế EU gặp khó khăn. Tuy nhiên, kim ngạch 6 tháng đầu năm nay đạt 24,7 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023.

EU hiện là đối tác kinh tế - phát triển quan trọng của Việt Nam, là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất, đối tác thương mại lớn thứ 5, thị trường xuất khẩu lớn thứ 3, thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của Việt Nam.

Đại diện cấp cao Liên minh Châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell Fontelles hội kiến Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Như Ý)

Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020 đánh dấu lần đầu tiên EU kết thúc đàm phán với một nước đang phát triển ở châu Á. Hiệp định cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, gồm các quy định về: Quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; hàng rào kỹ thuật trong thương mại, phòng vệ thương mại…

Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) cần Nghị viện châu Âu và nghị viện các nước thành viên để có hiệu lực. Hiện đã có có 18/27 nước EU phê chuẩn EVIPA.

Nguồn TPO 

Tin cùng chuyên mục