Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Dạy và học môn khoa học tự nhiên: Mỗi nơi một kiểu
Thứ tư: 00:46 ngày 06/10/2021

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Nói chung, việc chỉ đạo dạy song song của Bộ cộng với việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường, việc xây dựng kế hoạch môn học ở môn Khoa học tự nhiên đang được thực hiện ở mỗi địa phương, mỗi trường một kiểu.

Sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên.

Sau một tháng triển khai dạy và học Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với lớp 6, tuỳ tình hình dịch bệnh Covid- 19, trong cả nước, có địa phương đã tổ chức dạy và học trực tiếp, nhưng cũng còn nhiều nơi phải dạy học trực tuyến. Trong chương trình dành cho lớp 6, dạy và học môn Khoa học tự nhiên đang trở thành một vấn đề không thể không quan tâm, khi không ít giáo viên lúng túng trước môn học mới này.

Một vị phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn cho biết, ở lớp 6,  Khoa học tự nhiên là môn học được dư luận trong ngành quan tâm nhất, vì đây là môn hc được ghép tba môn độc lp trước đây- gồm Vật lý, Hoá học và Sinh học. Tuy ghép từ ba môn học nhưng môn Khoa học tự nhiên lại có bốn lĩnh vực, bốn nội dung: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời,

“Đi sâu tìm hiểu hoặc chỉ người trong ngành, có chuyên môn mới thấy việc triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch môn học ở các môn học ghép còn rất nhiều lúng túng. Công văn 2613 ngày 23.6.2021 ca BGD&ĐT vvic trin khai thc hin chương trình giáo dc trung hc năm hc 2021-2022, bộ hướng dẫn cho môn Khoa học tự nhiên như sau: “Chương trình môn Khoa học tự nhiên bao gồm các chủ đề: Chất và sự biến đổi của chất, Vật sống, Năng lượng và sự biến đổi, Trái Đất và bầu trời. Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.

Căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, hiệu trưởng phân công giáo viên dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của giáo viên. Nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học.

Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường. Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường có thể tổ chức dạy học đồng thời các chủ đề trong từng học kỳ, bảo đảm tính khoa học, sư phạm, phù hợp với nội dung môn học”. Như vậy, theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, tuỳ tình hình cụ thể, nhà trường có thể dạy học theo hướng nối tiếp hoặc song song”- vị phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phân tích.

Cụ thể hơn, người này giải thích, hiện nay, việc dạy môn học này sao cho đúng và thế nào là đúng vẫn đang gây tranh cãi, vì mỗi trường, thậm chí từng giáo viên cũng có cách hiểu khác nhau, nên dạy song song hay dạy nối tiếp.

Muốn giải quyết được câu hỏi này, phải trả lời cho được thế nào là dạy song song, thế nào là dạy nối tiếp. Vị phó hiệu trưởng nói như sau: “Dạy nối tiếp là các tiết học được bố trí dạy theo trình tự trong SGK, học sinh được học hết tiết này rồi sang tiết học.

Ưu điểm của dạy nối tiếp là học sinh được học lần lượt từ chủ đề 1 đến chủ đề 10 trong SGK. Nếu được học nối tiếp, các em sẽ thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức vì các chủ đề có liên quan với nhau, được duy nhất một giáo viên giảng dạy nên có sự hiểu biết thông suốt chương trình từ chủ đề này sang chủ đề khác, nắm bắt được đặc điểm, sự hiểu biết của học sinh một cách liên tục, chủ động trong việc kiểm tra đánh giá học sinh.

Tuy nhiên, do điều kiện giáo viên tại các nhà trường đều là giáo viên chỉ được đào tạo một đến hai môn, nên khi dy môn Khoa hc tnhiên cũng chỉ đảm nhn được mt đến hai phân môn (mảng kiến thức) của môn học này.

Trong khi đó, môn Khoa học tự nhiên lớp 6 lại gồm ba môn học trước đây được ghép lại thành một môn; và có bn lĩnh vc chkhông chba. Thế nên, hu hết các nhà trường không thxây dng kế hoch môn Khoa hc tnhiên theo hướng dy ni tiếp mà chcó thxây dng kế hoch dy song song, mi giáo viên dy mt schủ đề theo môn hc mình được đào to”.

Vẫn theo ý kiến này, việc xây dựng kế hoạch và triển khai dạy học song song, tuỳ điều kiện từng trường, nhà trường có thể phân công từ hai hoặc ba (cũng có trường phải bốn) giáo viên để đảm nhận bốn phân môn trong môn Khoa học tự nhiên.

Mỗi giáo viên phụ trách một hoặc một số chủ đề theo sự phân công của nhà trường và dạy song song với nhau từ đầu năm đến cuối năm học. Cách bố trí dạy song song, trước mắt các trường sẽ bố trí được giáo viên dạy đúng mảng kiến thức mình được đào tạo.

Tuy nhiên, việc bố trí dạy song song làm phát sinh nhiu vn đề. Thnht, mi giáo viên  phtrách mt hoc mt schủ đề, nhưng stiết các chủ đề khác nhau, nên khi bố trí các chủ đề cho học lại dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu tiết so với định mức cho cả năm. Cụ thể là, môn Khoa học tự nhiên có tổng 140 tiết cho 35 tuần học.

Nếu phân môn Sinh học 70 tiết, Hoá học 35 tiết, Vật lý 35 tiết thì dễ bố trí cho từng giáo viên dạy từ đầu năm đến cuối năm. Nhưng thực tế, sau khi phân chia thời lượng từng phân môn, do cấu trúc chương trình quy định nên số tiết trong từng phân môn chênh lệch khá nhiều nên việc xây dựng kế hoạch môn học sao cho mỗi giáo viên có số tiết tròn trong 35 tuần của năm học gặp nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, các trường cho phép giáo viên cắt sao cho đủ là được. Mặt khác, với việc phân cắt số tiết cho từng giáo viên thì việc phân cho giáo viên nào chủ trì tiết kiểm tra, giáo viên nào cho điểm, ký sổ điểm, ký sổ học bạ... việc chỉ đạo dễ nhưng đi vào thực tế, phân công thế nào cho bảo đảm sự công bằng trong phân công chuyển môn thực sự là vấn đề rất khó khăn với các nhà trường.

Thứ hai, việc xây dựng, triển khai kế hoạch dạy học song song, học sinh cùng lúc bắt đầu học các chủ đề, như vậy, sự liên kết giữa các chủ đề bị phá vỡ làm mất tính logic của nội dung chương trình, học sinh rất khó học.

Chẳng hạn, có trường phân công chủ đề 1 cho giáo viên môn Sinh học, đây là chủ đề mở đầu, có 14 tiết, kiến thức của chủ đề phục vụ cho tất cả các chủ đề khác. Thế nhưng, phân môn Sinh học chỉ được bố trí một hoặc hai tiết/tuần, nghĩa là tối thiểu phải hết tuần thứ 7 mới dạy xong chủ đề 1, trong khi đó phân môn Hoá học, Vật lý đã dạy có nội dung rất dài mà “không cần đến kiến thức cơ sở ở chủ đề mở đầu”.

Đó là chưa kể tới việc chủ đề này có nhiều mảng kiến thức nhưng chỉ bố trí một giáo viên dạy nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Nếu giáo viên phản ánh thì hiệu trưởng cũng chỉ biết động viênthôi thì dy cho xong chbiết sao được”. Thba, vic xếp thi khoá biu cũng gp rc ri, trước đây, thời khoá biểu mỗi môn học do một giáo viên phụ trách, nay một một học 3 giáo viên.

Sau thời khoá biểu lại đến rắc rối ở ký sổ đầu bài. Cùng một môn Khoa học tự nhiên nên số tiết phải từ 1 đến 140. Thế nhưng, mỗi giáo viên phụ trách một phân môn cho nên trong sổ đầu bài “nhảy cóc” liên tục. Nếu phân Hoá học được xếp đầu tiên là tiết 1 thì phân môn Vật lý hay Sinh học lại ngay tuần đầu đã nhảy lên tiết số 36 hoặc 71… Giáo viên, học sinh viết sổ đầu bài đã rắc rối thì ban giám hiệu kiểm tra lại còn rắc rối hơn nhiều.

Nói chung, việc chỉ đạo dạy song song của Bộ cộng với việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường, việc xây dựng kế hoạch môn học ở môn Khoa học tự nhiên đang được thực hiện ở mỗi địa phương, mỗi trường một kiểu. “Đó chính là biểu hiện của sự lúng túng trong việc thực hiện chương trình môn Khoa học tự nhiên lớp 6.

Sự lúng túng này chỉ có thể được giải quyết nếu như mỗi trường đều có đủ giáo viên đào tạo dạy được cả 4 mảng kiến thức của môn học này. Thế nhưng để có được số giáo viên này nghe chừng còn rất xa vời vì việc đào tạo chỉ cần mất 4 năm nhưng phải mất mấy chục năm nữa số giáo viên môn Vật lý, Hoá học, Sinh học hiện nay mới về hưu để có thể tiếp nhận đủ giáo viên mới”- một ý kiến nêu.

“Việc Bộ GD&ĐT cho rằng việc tập huấn cho giáo viên, giáo viên có thdy được tt ccác mng kiến thc ca môn Khoa hc tnhiên là nhn định thiếu thc tế. , mi giáo viên để đi dy môn nào đó họ phải học tốt môn đó ở cấp THPT, sau đó họ thi vào đại học, cao đẳng cũng ở môn học đó và được đào tạo thêm 3, 4 năm nữa.

Phải một quá trình như vậy mới có thể đứng vững trên bục giảng. Với việc bộ bố trí tập huấn mấy mô-đun trong mt khong thi gian rt ngn thì làm sao để giáo viên có thể đứng vững trên bục giảng được.

Thực tế, việc tập huấn của Bộ cũng chủ yếu là để giới thiệu chương trình GDPT 2018, tập huấn phương pháp dạy, xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá… chứ không có mô-đun nào tập huấn kiến thức cơ bản cả.

Như vậy, việc tập huấn không bảo đảm để giáo viên môn Khoa học tự nhiên có thể “đứng vngtrên bc ging để dạy tất cả các phân môn- một số giáo viên đang dạy môn học này bày tỏ ý kiến về việc tập huấn để dạy tất cả phân môn.

Như từng đề cập nhiều lần, việc tích hợp, nói đúng hơn, ghép ba môn học thành một môn Khoa học tự nhiên khiến nhà trường, giáo viên gặp rất nhiều khó khăn. Tính khoa học của việc dồn ghép ba môn học thành một đang là một dấu hỏi lớn.

Đa số giáo viên dạy các môn tự nhiên trong trường phổ thông chung một nhận định: không thể có chuyện một giáo viên dạy được cùng lúc ba môn học, nếu có, cùng lắm chỉ dạy được phần lý thuyết, riêng phần bài tập, giáo viên không thể nào dạy được.

Việt Đông

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục