Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đảng
Đại hội đảng
Đến ngày 11.3: Hơn 1.200 ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992
2013-03-19 05:58:00

Đến ngày 11.3, Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh đã nhận được 38 văn bản góp ý của 29/55 tổ chức là các cơ quan, ban, ngành tỉnh và HĐND 9/9 huyện thị, 13 cá nhân là đại biểu HĐND tỉnh với 1.223 ý kiến.

(BTNO)- Trong hai ngày 19 và 20.3, tại hội trường UBND tỉnh, HĐND khoá VIII (nhiệm kỳ 2011 – 2016) tổ chức kỳ họp thứ 7 nhằm xem xét, thông qua các Tờ trình của UBND tỉnh, HĐND tỉnh. Trong đó có dự thảo báo cáo tóm tắt việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn tỉnh (đợt I).

Đến ngày 11.3, Thường trực HĐND tỉnh đã nhận được 38 văn bản góp ý của 29/55 tổ chức là các cơ quan, ban, ngành tỉnh và HĐND 9/9 huyện thị, 13 cá nhân là đại biểu HĐND tỉnh với 1.223 ý kiến.

Đại biểu Phật giáo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp

 Các ý kiến đều tán thành Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã xác lập được cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đã thể hiện rõ nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống nhất, thông suốt, trong sạch, vững mạnh; tổ chức tinh gọn và hợp lý; tăng tính dân chủ và pháp quyền trong điều hành của Chính phủ. Đã xác lập cơ chế bảo đảm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thực hành dân chủ XHCN; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương theo hướng bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp; xây dựng mô hình chính quyền địa phương có sự phân biệt về tổ chức, thẩm quyền của chính quyền ở nông thôn, đô thị, hải đảo.

Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản về bản chất của chế độ ta đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 về phát huy dân chủ XHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh và các văn kiện của Đảng.

Những ý kiến khác cho rằng Hiến pháp là một luật gốc nêu những vấn đề cơ bản. Do đó, luật cần nêu nội dung cơ bản của từng lĩnh vực, từng vấn đề. Dự thảo có điều không nêu vấn đề cơ bản mà lại nêu vấn đề cụ thể (Điều 38, Điều 104). Có những điều quá chung không rõ nội hàm (Điều 35, Điều 74 vấn đề quan trọng của đất nước). Đề nghị những vấn đề cơ bản phải được nêu ở luật gốc, luật chuyên ngành nêu chi tiết cụ thể. Về từ ngữ, văn phong phải thể hiện là văn bản luật có trách nhiệm pháp lý, có điều chưa nêu trách nhiệm pháp lý như Điều 8 trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, Điều 31 trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hạn chế dùng từ không rõ, không xác định như: Điều 98: khi Chủ tịch nước không làm việc được thời gian dài, Điều 103: nhiệm vụ của Thủ tướng: Định hướng…

Có ý kiến đề nghị hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng từ Hán Việt trong văn bản Hiến pháp, vì đây là đạo luật gốc, cơ bản của một quốc gia, mặt khác ngôn từ tiếng Việt rất giàu đẹp, phong phú, cụ thể là cụm từ “dân tộc thiểu số”…

HY UYÊN

 

Từ khóa:
Tin liên quan