Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội Đảng Báo chí Cách Mạng Việt Nam
Dịch cúm A/H5N1 có dấu hiệu xuất hiện trở lại
Thứ năm: 06:01 ngày 04/03/2010

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới vẫn ghi nhận nhiều trường hợp cúm A/H1N1 và A/H5N1. Tại Việt Nam, các địa phương cũng xuất hiện một số trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 và A/H5N1.

Đó là nhận định của các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người tại cuộc giao ban chiều 3.3.

Ông Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết: Từ đầu năm 2010, dịch cúm A (H5N1) trên người có dấu hiệu xuất hiện trở lại, cả nước có 3 ca dương tính với virus này, trong đó 1 ca tử vong.

Tuy tình hình dịch cúm A/H1N1 và A/H5N1 đã tạm lắng ở thời điểm trước và trong Tết Nguyên đán Canh dần, nhưng đến nay cả nước vẫn có 6 tỉnh còn trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 và cúm A/H5N1 chưa qua 21 ngày gồm: Tuyên Quang, Điện Biên, Nam Định, Khánh Hoà, Sóc Trăng và Cà Mau.

Trường hợp tử vong mới đây tại tỉnh Tiền Giang là một bệnh nhân nữ, 38 tuổi, ở xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Bệnh nhân bị cúm từ trong Tết Nguyên đán, 8 ngày sau khi ốm, bệnh nhân mới được đưa đến cơ sở y tế khám. Viện Paster thành phố Hồ Chí Minh xác định kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này dương tính với vi rút cúm A/H5N1.

Đến nay số người bị chết chết do cúm A/H5N1 trong cả nước là 58 người tính từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát từ năm 2009.

Trường hợp tại Tuyên Quang là bệnh nhân nữ, 17 tuổi, thường trú tại xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, khởi phát bệnh ngày 19.2 với triệu chứng ban đầu là sốt cao, đau họng và được chuyển đến bệnh viện huyện Sơn Dương ngày 24.2. Bệnh nhân sau khi nhập viện được điều trị ngay bằng Tamiflu. Hiện nay bệnh nhân này đang hồi phục sức khoẻ, không còn phải thở bằng máy. 

Về các giải pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1 và A/H5N1 thời gian tới, ông Nguyễn Huy Nga, cục trưởng cục Y tế dự phòng- Bộ y tế cho biết: “Tiếp tục giám sát chặt chẽ cúm A/H1N1 và đặc biệt là cúm A/H5N1, phối hợp chặt chẽ với cục Thú y để có thể phát hiện những trường hợp cúm A lây sang người sớm và đưa vào bệnh viện sớm thì mới có thể cứu được. Tiếp tục theo dõi sự biến đổi của virus kháng thuốc”.

Trước đó, tại buổi triển khai công tác phòng chống dịch cúm gia cầm cho cơ quan chức năng các tỉnh ĐBSCL, ông Diệp Kỉnh Tần - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, nguy cơ nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm ở ĐBSCL rất lớn. Nguyên nhân là do người dân ở hai tỉnh có dịch là Cà Mau, Sóc Trăng đã chấm dứt thu hoạch lúa đông xuân, nhiều đàn vịt chạy đồng sẽ di chuyển đến các tỉnh khác. Ông Tần nhận định diễn biến dịch bệnh năm nay rất giống năm trước là xuất phát từ Cà Mau rồi lan đến Sóc Trăng và các tỉnh khác.

Vì vậy, ông Tần đề nghị các cơ quan chức năng phải quản lý cho được các đàn vịt chạy đồng, nơi nào xuất hiện dịch thì phải công khai, tập trung dập dịch ngay. Ông cũng yêu cầu Cục Thú y ưu tiên cấp đủ vaccine cho các tỉnh ĐBSCL để tiêm phòng vì nguy cơ lây lan dịch bệnh nơi đây cao hơn các vùng khác của cả nước.

K.D (tổng hợp)

 

 

Từ khóa:
Tin cùng chuyên mục