Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đọc “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” để hiểu về thinh lặng
Thứ năm: 19:45 ngày 23/05/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Là một người đi nhiều và từng đặt chân tới những vùng đất khắc nghiệt, nhà thám hiểm người Na Uy Erling Kagge hiểu giá trị của sự thinh lặng rút ra sau mỗi chuyến đi. Ông nhận ra chân lý: Bí mật của thế gian được chôn giấu bên trong thinh lặng.

Vậy con đường nào dẫn đến thinh lặng? Đối với người từng một mình chinh phục Bắc Cực, Nam Cực và đỉnh Everset thì đó chắc chắn là những chuyến đi vào thiên nhiên hoang dã.

Suốt hàng ngàn năm, các nhà tu hành sống trên đỉnh núi, thủy thủ hay những nhà thám hiểm trên đường hồi hương đã tin rằng câu trả lời cho nhiều huyền bí của cuộc sống có thể tìm thấy trong thinh lặng. Con người dong buồm băng ra biển khơi, nhưng khi quay trở về biết đâu lại khám phá điều luôn tìm kiếm thực ra lại nằm ở bản thân mình. Với Erling Kagge, sự thinh lặng mà ông tìm kiếm chính là cái ngự ở bên trong, lúc nào nó cũng hiện diện, kể cả khi chúng ta bị vây quanh bởi tiếng ồn thường trực.

Bản thân tiếng ồn luôn khiến chúng ta khó chịu dù chúng mang hình thái của âm thanh, hình ảnh hay suy nghĩ đối lập từ người khác. Chính cảm giác tiêu cực ấy khiến chúng ta đánh mất dần bản thân và đến lúc nào đó cần tìm đến thinh lặng.

Nhà thám hiểm người Na Uy Erling Kagge.

Erling Kagge không xem thinh lặng là sự từ khước cuộc sống hay chứa đựng yếu tố tâm linh, mà nó là tài nguyên thực tiễn giúp con người sống một cuộc sống đong đầy hơn. Hay nói đơn giản, thinh lặng là một cách trải nghiệm cuộc sống sâu sắc hơn so với việc mở truyền hình hay xem tin tức.

Ông đã dùng đôi chân mình để đi và khám phá ra thinh lặng. Nhưng sau nhiều cuộc hành trình không mỏi mệt ấy, ông nhận ra rằng hoàn toàn có thể tìm đến thinh lặng ở bất cứ đâu.

Bạn không nhất thiết phải đến Sri Lanka để tìm những phút giây thinh lặng trong khi có thể thưởng thức chúng ngay trong bồn tắm nhà mình. Chúng cũng có thể xuất hiện trong giây phút bạn mải miết dõi theo đường chân trời, nghiền ngẫm dải rêu xanh trên tảng đá, hay chỉ là ánh nhìn trìu mến với đứa trẻ đang bồng trên tay. “Thinh lặng nằm ở cách bạn khám phá trở lại, thông qua sự ngưng đọng, tìm những thứ mang lại niềm vui cho bản thân”, ông chia sẻ.

Và tất cả những chiêm nghiệm đó đã được nhà thám hiểm Erling Kagge đúc kết trong cuốn Silence in the age of noise, được First News chuyển ngữ và xin phép nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm lấy câu thơ “Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ” trong bài thơ Nhàn để đặt tên cho cuốn sách như một cách lột tả đầy đủ nhất những ý niệm của tác giả về sự thinh lặng.

Với thiết kế minh họa đặc sắc, người đọc sẽ cảm nhận được cái lạnh buốt trong hành trình chinh phục Nam Cực, nỗi cô đơn trên chiếc thuyền lênh đênh đến cực Nam Châu Mỹ hay ngoái nhìn thành phố New York tráng lệ từ lớp nhựa đường dưới con đường hầm…

Sát cánh cùng Erling Kagge trong những chặng đường đơn độc ấy luôn là “người bạn đồng hành” thinh lặng. Một mình cô độc trên đại dương, ông có thể nghe thấy tiếng nước chảy. Lang thang trong rừng, ông nghe tiếng suối róc rách hay tiếng cành cây đong đưa. Hay trong hành trình chinh phục đỉnh núi, ông nhìn thấy được chuyển động li ti giữa rêu và đá. Đó là những khoảnh khắc thinh lặng xuất hiện khiến lòng người tìm thấy bình yên.

Thực ra, thinh lặng nằm ẩn mình dưới nhiều hình thái khác nhau, nhưng sự thinh lặng lý thú nhất luôn xuất phát từ bên trong bạn. Loại thinh lặng do chúng ta tạo nên.

Hãy hít một hơi thật sâu và khám phá thinh lặng theo cách riêng của mình, như những gì nhà thám hiểm Erling Kagge đã làm trong cuốn Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ.

Erling Kagge là nhà thám hiểm người Na Uy, luật sư, nhà sưu tầm nghệ thuật, doanh nhân, chính trị gia, tác giả và nhà xuất bản. Năm 1990, ông là một trong những người đầu tiên đi đến Bắc Cực mà không có sự hỗ trợ trong vòng 58 ngày. 3 năm sau đó, ông lại trở thành người đầu tiên đi đến Nam Cực một mình và không có sự hỗ trợ, đi hết 1.310 km trong 50 ngày. Năm 1994, Kagge tiếp tục chinh phục đỉnh Everest. Ông trở thành người đầu tiên trong lịch sử tiếp cận “Ba giới hạn” gồm hai vùng cực và đỉnh núi cao nhất.

Nguồn VNE

Tin cùng chuyên mục