Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Đường sắt cao tốc Bắc - Nam qua TP.HCM có gì đặc biệt?
Thứ sáu: 11:03 ngày 14/07/2023

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đoạn đi qua TP dài khoảng 11,4 km đã được TP bố trí quỹ đất cho phát triển ga, tuyến dọc theo hành lang đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Ngày 13-7, Sở GTVT đã cùng các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các đơn vị có liên quan xác định phương án tuyến, vị trí các nhà ga, depot của dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, đoạn đi qua TP.HCM. Hiện dự án này đang trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đoạn qua TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai.

Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao, đoạn qua địa phận TP.HCM. Ảnh: Sở GTVT

Tại buổi làm việc, Liên danh tư vấn TEDI – TrICC – TEDI South cho biết dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh thành, từ Hà Nội đến TP.HCM. Đây là dự án rất quan trọng, mang tầm chiến lược quốc gia, sẽ hình thành trục vận tải khối lượng lớn, kết nối các trung tâm kinh tế lớn, các đầu mối vận tải như cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ tạo thành trục động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và các địa phương tuyến đi qua. Đồng thời, giúp tăng trưởng đồng đều giữa các vùng miền, gắn với đảm bảo an ninh - quốc phòng và hội nhập quốc tế.

Trong Kết luận 49/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Trong đó, khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026-2030 gồm Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang... Kết luận 49/2023 cũng yêu cầu hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trước năm 2045

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, qua địa bàn TP.HCM dài khoảng 11,4 km từ trung tâm Thủ Thiêm đến sông Đồng Nai. Hiện được TP bố trí quỹ đất cho phát triển ga, tuyến dọc theo hành lang đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Tới đây, Sở GTVT TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương sẽ có văn bản gửi Ban Quản lý dự án đường sắt, thuộc Bộ GTVT để hoàn chỉnh nội dung nghiên cứu, báo cáo Bộ GTVT và Hội đồng Thẩm định Nhà nước.

Nguồn PLO

Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục