Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Gần 1,2 triệu cán bộ, đảng viên học tập Nghị quyết Trung ương 6
Thứ ba: 12:13 ngày 06/12/2022

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Sáng 5-12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc Nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Dự hội nghị có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng và gần 1,2 triệu cán bộ, đảng viên tham gia tại 11.632 điểm cầu trên cả nước.

Đây là hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong việc triển khai thực hiện các quan điểm, mục tiêu và giải pháp để sớm đưa các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa XIII) vào thực tiễn, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Hội nghị diễn ra trong 2 ngày rưỡi, trong đó, 2 ngày nghiên cứu học tập, quán triệt nghị quyết; nửa ngày dành cho các tỉnh ủy, thành ủy và Đảng ủy trực thuộc trung ương triển khai chương trình hành động thực hiện nghị quyết.

Truyền đạt Nghị quyết 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết Nghị quyết Trung ương 6 lần này đã khẳng định rõ 8 đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là một trong những điểm mới, nổi bật của nghị quyết. Cụ thể, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là nhà nước của dân, do dân, vì dân; quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; nhà nước được tổ chức và hoạt động, xã hội được quản lý bằng Hiến pháp và pháp luật…

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự hội nghịẢnh: TTXVN

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn mới, Nghị quyết Trung ương 6 cũng nêu rõ 3 trọng tâm mang tính chiến lược đến năm 2030, đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán; bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng tiêu cực; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức, cá nhân trong bộ máy nhà nước đi đôi với nâng cao năng lực thực thi; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Chiều cùng ngày, hội nghị đã nghe Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai truyền đạt chuyên đề "Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới".

Theo chương trình, hôm nay (6-12), hội nghị sẽ nghe 2 chuyên đề: "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh truyền đạt; Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam truyền đạt chuyên đề "Định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050". Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng sẽ kết luận và chỉ đạo hội nghị.

Nguồn NLDO

Tin cùng chuyên mục