Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Giải quyết tố cáo, cần thực hiện kết luận đúng, sai theo Luật Tố cáo
Thứ bảy: 00:32 ngày 02/06/2018

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTN) - Luật Tố cáo cũng quy định rõ, đối với kết luận tố cáo, cần phải nêu rõ “Kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần”.

Thời gian gần đây, Ðảng và Nhà nước ta có nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền, địa phương thực hiện tốt, có hiệu quả trong vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Nhiều địa phương, đơn vị đã tăng cường công tác tiếp công dân. Trong quá trình giải quyết đã lắng nghe ý kiến của người tố cáo, khiếu nại, thậm chí còn tổ chức đối thoại với người dân nhằm đạt hiệu quả cao trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.

 

Tại địa phương, trong quá trình công tác, bức xúc trước hành vi sai trái của một số cá nhân có hành vi sai trái, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nên một số công chức, viên chức, công dân đã mạnh dạn thực hiện quyền tố cáo theo Luật Tố cáo.

Quá trình giải quyết tố cáo, các địa phương đã thành lập đoàn thanh tra tiến hành thanh tra đơn vị có đơn tố cáo, bước đầu đã kết luận các đơn vị có nhiều sai phạm.

Tuy nhiên, việc ban hành các quyết định kết luận thanh tra vẫn còn vấn đề. Mặc dù kết luận đã làm rõ các hành vi sai phạm của các tổ chức, cá nhân, nhưng vẫn chưa được sự đồng thuận của người tố cáo, nên xảy ra việc tiếp tục tố cáo, hoặc khiếu nại kết luận thanh tra theo quy định pháp luật.

Luật Tố cáo quy định, người tố cáo được “tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật cũng như yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trả thù, trù dập, thậm chí được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Luật Tố cáo cũng quy định rõ, đối với kết luận tố cáo, cần phải nêu rõ “Kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai; xác định trách nhiệm của từng cá nhân về những nội dung tố cáo đúng hoặc đúng một phần”.

Thực tế, khi ban hành kết luận thanh tra, tuy địa phương kết luận nhiều vấn đề (trong đó có nội dung tố cáo) rất rõ ràng, nhưng chưa thể hiện được nội dung “kết luận việc tố cáo đúng, đúng một phần hoặc sai” theo Luật Tố cáo. Có trường hợp, người tố cáo lại “bị dính” sai phạm, bị kiến nghị xử lý hình sự, còn việc tố cáo có những nội dung nào đúng, nội dung nào sai theo Luật Tố cáo và các văn bản có liên quan để thông báo đến người tố cáo lại chưa thể hiện rõ.

Hiện nay, Ðảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng và những hành vi tiêu cực khác. Vì vậy, việc giải quyết đúng trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo theo Luật Tố cáo là hết sức cần thiết, để qua đó, công tác giải quyết tố cáo đạt hiệu quả, động viên người tố cáo, vì đã mạnh dạn đấu tranh với sai trái trong đơn vị, trong xã hội.

HỮU ÐỨC

 

data:
Báo Tây Ninh
Tin cùng chuyên mục