BAOTAYNINH.VN trên Google News

Hiến pháp cần xác định rõ vai trò nòng cốt của các tổ chức chính trị xã hội

Cập nhật ngày: 27/10/2013 - 08:32

> Bất cập trong một số quy định về thi đua khen thưởng

> Hiến pháp sửa đổi cần bổ sung quy định về việc suy tôn danh hiệu danh nhân

> Việc quản lý đất công hiện nay còn quá lỏng lẻo

ĐBQH Lê Minh Trọng (đứng) phát biểu tại buổi thảo luận

(BTN) - Tại buổi thảo luận ở Tổ góp ý cho dự thảo Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013) đại biểu Lê Minh Trọng (Tây Ninh) phát biểu phân tích về Khoản 2 Điều 9 bản dự thảo như sau: Trong điều, khoản này quy định “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Namthực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình…”; nêu như vậy là chưa rõ vai trò của 5 tổ chức này, hoặc là nên ghi rõ 5 tổ chức này “làm nòng cốt trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” vì đây là các đơn vị trong hệ thống chính trị, là nền tảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nếu chỉ xác định tên như vậy thôi, thì bỏ chức năng nhiệm vụ mà khẳng định 5 đơn vị này cùng các tổ chức thành viên khác… là ta hiểu (5 tổ chức này) được giao trách nhiệm nòng cốt đương nhiên là phải thực hiện, vì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mà thiếu 5 đơn vị này thì khó thực hiện toàn diện được.

Tại Khoản 3 quy định “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động”.

Đại biểu đề nghị nên bỏ quy định “các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác”, nếu được thì nên đưa vào một điều, khoản khác, để cho Điều 9 chỉ thuộc phạm vi quy định về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thôi.

Điều 114 (sửa đổi, bổ sung Điều 123 và Điều 124) quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu hoặc do Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên”.

Đại biểu Lê Minh Trọng cho rằng, đã gọi là cấp chính quyền thì ta nên xây dựng cấp chính quyền đầy đủ có HĐND và UBND, không nên có cấp chính quyền “khuyết” theo kiểu này, vì trong khoản này quy định HĐND, UBND do HĐND cấp trên phê chuẩn thì không đầy đủ.

Theo đại biểu thì nên quy định theo cấp chính quyền đầy đủ, nghĩa là 1 cấp cũng phải có HĐND và UBND, 2 cấp cũng có HĐND và UBND mà 3 cấp cũng phải có HĐND và UBND, thì đó mới là một cấp chính quyền đầy đủ, đúng nghĩa là của dân, do dân và vì dân, người dân thực hiện quyền làm chủ của mình.

Theo đại biểu Trọng, nên bỏ chỗ “do UBND cấp trên trình HĐND cấp trên phê chuẩn” vì nó mâu thuẫn với câu phía sau “UBND chịu trách nhiệm trước HĐND (cùng cấp) và UBND cấp trên”.

DUY BÌNH

(Lược ghi)