Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hổ nuôi cào học sinh, trại nói do 'quá rộng' không thể biết
Thứ hai: 23:11 ngày 12/06/2017

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Sau vụ việc một học sinh ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) bị hổ nuôi trong trại cào gây thương tích nặng, trại hổ bị kiểm tra và phát hiện có sai phạm.


Hổ được nuôi tại trại của gia đình bà Lê Thị Hồng, ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) - Ảnh: Hà Đồng

Ngày 10-6, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cho biết đang làm rõ vụ một học sinh bị hổ nuôi tấn công tại trại ở xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân tấn công. Trong khi đó, nguồn tin từ Chi 
cục Kiểm lâm Thanh Hóa khẳng định giấy phép nuôi hổ của trại này đã hết hạn.

Bị hổ tấn công

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Ngọc Quân - chánh văn phòng UBND huyện Thọ Xuân - cho biết UBND huyện vừa nhận được báo cáo của UBND xã Quảng Phú (Thọ Xuân) về vụ việc công dân xã này trình báo có một học sinh bị hổ cào vào chân.

Theo đơn trình báo của ông Mai Văn Khắc (trú xã Quảng Phú), trưa 28-5, em Mai Văn Chiến (13 tuổi, con trai ông Khắc) cùng bạn học rủ nhau đến trại nuôi hổ của gia đình bà Lê Thị Hồng tại khu vực cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín để xem hổ.

Trong khi đứng gần tường rào, em Chiến bị một con hổ cào vào bắp chân phải, gây thương tích nặng. Chiến được gia đình nhanh chóng đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu, rồi ra Viện Bỏng quốc gia ở Hà Nội điều trị.

Theo ông Quân, qua kiểm tra, cơ quan chức năng nhận định trong lúc em Chiến đứng cạnh tường rào xem hổ tại trại nuôi ở xã Xuân Tín, có một con hổ dùng chân thò qua một lỗ thủng chỗ lưới B40 rồi cào vào bắp chân, gây thương tích cho em Chiến.

Chủ tịch UBND huyện đang chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa làm rõ vụ việc và đề xuất phương án giải quyết.

Giấy phép hết hạn

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Thiều Văn Lực - Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa - cho biết trại nuôi hổ của gia đình bà Lê Thị Hồng được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp phép từ ngày 
22-5-2012, có hiệu lực đến ngày 22-5-2017.

Ngày 18-5, chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn giao Chi cục Kiểm lâm phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân, các đơn vị liên quan kiểm tra trại nuôi hổ nêu trên để căn cứ các quy định của pháp luật, tham mưu cho UBND tỉnh xem xét đề nghị của bà Lê Thị Hồng xin gia hạn việc nuôi hổ tại xã Xuân Tín.

Trước đây trại hổ do ông Nguyễn Mậu Chiến (chồng bà Hồng) làm chủ, sau đó ông Chiến ủy quyền cho vợ trông coi.

“Trại hổ của gia đình bà Lê Thị Hồng hiện đang có 11 con hổ, với trọng lượng khoảng 100kg/con. Sau sự cố này, Chi cục Kiểm lâm sẽ tham mưu cho UBND tỉnh về việc có gia hạn cấp phép nuôi hổ cho gia đình bà Lê Thị Hồng nữa hay không", ông Lực cho biết thêm.

"Về vụ việc cháu Chiến bị hổ trong trại cào vào chân gây thương tích, đoàn công tác đã yêu cầu chủ trại hổ phải có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cháu Chiến”.

Theo quan sát của Tuổi Trẻ, trại nuôi nhốt hổ tại khu vực cồn Tàu Voi, xã Xuân Tín rộng hơn 3ha. Xung quanh trại được xây tường bao, rào sắt, bao bọc bằng lưới thép B40. Trại nuôi hổ được chia thành 4 ngăn rộng để nuôi nhốt hổ.

Ông Nguyễn Ngọc Vui - người trông coi trại nuôi hổ này - cho biết: “Do trại nuôi hổ rất rộng, xung quanh được rào lưới sắt thép bảo vệ, nên khi các cháu học sinh trèo lên xem hổ, tôi không thể biết được. Gần đây, tôi mới nghe thông tin cháu Chiến bị hổ cào vào chân”.

Chủ trại hổ 
bị khởi tố

Ngày 10-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Mậu Chiến về hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.

Trước đó ngày 
27-4, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về buôn lậu (C74) bắt quả tang ông Chiến vận chuyển, tàng trữ 36kg sừng tê giác, 2 con hổ đông lạnh, 3 bộ da sư tử cùng nhiều sản phẩm nguồn gốc từ ngà voi và các loài động vật hoang dã khác.

 

ENV đề nghị không gia hạn cấp phép

Vừa qua, Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV, trực thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở nuôi nhốt hổ của ông Nguyễn Mậu Chiến (đã ủy quyền cho bà Lê Thị Hồng).

Tổ chức này đề nghị làm rõ những hoạt động bất hợp pháp nhằm xử lý triệt để mọi dấu hiệu vi phạm về hổ cũng như các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm khác tại cơ sở; xem xét không gia hạn hoặc cấp mới giấy chứng nhận nuôi nhốt hổ cho ông Nguyễn Mậu Chiến; đồng thời nghiên cứu các giải pháp nhanh chóng chuyển giao những con hổ nuôi nhốt tại cơ sở này về các trung tâm cứu hộ theo quy định của pháp luật.

Nguồn TTO

Tin cùng chuyên mục