Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Tư tưởng Hồ Chí Minh 20 tháng 11
Hội thảo “Báo Đảng tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”
Thứ sáu: 08:32 ngày 18/10/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa 26 báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2023 tại tỉnh Vĩnh Phúc; được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang, sáng 18/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang, Báo Bắc Giang đăng cai tổ chức hội thảo với chủ đề “Báo Đảng tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

  • 07:40

    Hội thảo chính thức bắt đầu

    Dự hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Lâm Thị Hương Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các huyện, thành phố, thị xã; các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và gần 400 đại biểu là lãnh đạo, phóng viên 26 cơ quan báo Đảng khu vực phía Bắc; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số cơ quan báo chí ở Trung ương, các tỉnh miền Trung và phía Nam.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/01.jpg

    Tiết mục văn nghệ chào mừng.

    Mở đầu chương trình hội thảo, các đại biểu thưởng thức chương trình văn nghệ chào mừng do các diễn viên Nhà hát Chèo Bắc Giang biểu diễn.

  • 08:15

    Các đại biểu xem Clip giới thiệu toàn cảnh về tình hình KT-XH, môi trường đầu tư, kinh doanh và sự vào cuộc tuyên truyền của các cơ quan báo chí, đặc biệt là báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc với chủ đề “Báo đảng tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” do Báo Bắc Giang phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương và các tỉnh, thành phố thực hiện.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/05.jpg

  • 8:25

    Đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu chào mừng:

    Kính thưa đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam,

    Kính thưa các quý vị đại biểu, khách quý!

    Thưa toàn thể các đồng chí!

    Hôm nay, tỉnh Bắc Giang rất vui mừng, phấn khởi được đón các đồng chí đại biểu các cơ quan báo Đảng về dự hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 29 năm 2024 do Báo Bắc Giang đăng cai tổ chức. Thay mặt các đông chí lãnh đạo tỉnh, tôi xin gửi tới các vị đại biểu, khách quý, cùng toàn thể các đồng chí lời chào trân trọng và lời chúc mừng tốt đẹp nhất; chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc và hội thảo của chúng ta thành công!

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/07.jpg

    Đồng chí Lâm Thị Hương Thành phát biểu chào mừng.

     

    Thưa các đồng chí!

    Như các đồng chí đều biết: Bắc Giang thuộc vùng trung du và miền núi Bắc bộ, có vị trí địa chính trị tương đối thuận lợi nằm trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 50km, cách cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) 110 km và cách cảng Hải Phòng 140km. Với diện tích tự nhiên 3.895,5 km² (đứng thứ 36 cả nước); dân số khoảng 2 triệu người (đứng thứ 12 cả nước), trong đó số người trong độ tuổi lao động gần 1,2 triệu người (đứng thứ 9 cả nước). Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Bắc Giang, thị xã Việt Yên và 8 huyện.

    Trong hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 19, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ, có thời điểm Bắc Giang là tâm dịch covid lớn nhất cả nước song với truyền thống đoàn kết, với quyết tâm và khát vọng đưa Bắc Giang phát triển trở thành cực tăng trưởng của các tỉnh trong khu vực, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực, bứt phá vươn lên, trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển kinh tế, điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư: Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đứng tốp đầu toàn quốc, đứng đầu các tỉnh khu vực trung du, miền núi phía bắc. 9 đầu năm 2024, tăng trưởng đạt 13,89% (cao nhất cả nước). Đến hết 2023 Quy mô GRDP đạt 181,9 nghìn tỷ đồng (đứng thứ 12 cả nước và đứng đầu các tỉnh trung du và miền núi phía bắc).

    Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực; trong đó, công nghiệp - xây dựng chiếm 65,7%; dịch vụ chiếm 21,3%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 13%. Môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh tiếp tục được cải thiện; chỉ số PCI của tỉnh năm 2022 đứng thứ 2 và năm 2023 đứng thứ 4 cả nước. Kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh những năm gần đây liên tục nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước. Năm 2023, thu hút vốn FDI của tỉnh Bắc Giang đạt trên 3 tỷ USD, đứng thứ 4 cả nước; 9 tháng đầu năm 2024 đạt 1,7 tỷ USD. Tính đến nay, có 30 quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh với 593 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư trên 12 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt 52,4 tỷ USD; 6 tháng đầu năm 2024 đạt 23,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 10,7 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nước.

    Văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; nhiều sự kiện văn hóa, thể thao mang tầm quốc gia, quốc tế được tổ chức thành công đã góp phần nâng cao vị thế và uy tín của tỉnh; sự nghiệp giáo dục đào tạo được quan tâm phát triển toàn diện, đặc biệt là giáo dục mũi nhọn. Năm 2024, Bắc Giang có 3 em đoạt huy chương vàng quốc tế môn Vật lý, Hoá học, mang lại niềm vinh dự, tự hào cho tỉnh nhà. Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt. Đặc biệt tỉnh tập trung cao, đồng bộ, hiệu quả “3 An”: An ninh, an sinh và an toàn; Công tác chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính đạt kết quả nổi bật; chỉ số cải cách hành chính đứng thứ 4 và chỉ số chuyển đổi số đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

    Đóng góp vào khối thành tích chung của tỉnh có sự tham gia tích cực của cơ quan báo chí truyền thông nói chung, Báo Bắc Giang nói riêng. Bám sát định hướng tuyên truyền và nhiệm vụ chính trị của tỉnh, ngoài các ấn phẩm báo in, báo điện tử tiếng Việt, Báo Bắc Giang điện tử còn có phiên bản tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, nội dung và hình thức thường xuyên được đổi mới, nâng cao chất lượng, thu hút đông đảo bạn đọc truy cập, kịp thời thông tin chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là chính sách về thu hút đầu tư đến các nhà đầu tư. Cùng với đó, thông qua kênh truyền thông đã góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư tại Bắc Giang đến với nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/02.jpg

    Các đại biểu dự Hội thảo.

     

    Thưa các vị đại biểu!

    Thu hút đầu tư được xác định là đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhiều chuyên đề, bài viết trên báo Đảng đã đi sâu phân tích, nêu bật những tiềm năng, thế mạnh, phản ánh sự “thay da đổi thịt” của nhiều địa phương trên lộ trình thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Hội thảo được tổ chức hôm nay với chủ đề "Báo Đảng địa phương tuyên truyền thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế” là chủ đề có tính thời sự rất cao.

    Những năm qua, Bắc Giang được nhiều tập đoàn đa quốc gia chọn là nơi “làm tổ” như: Foxconn, Luxshare-ICT, JA Solar, Hana micron… Điều đó minh chứng cho sự quyết tâm, quyết liệt trong công tác thu hút đầu tư của tỉnh, tại hội thảo này, tôi xin được nêu một số cách làm mà Bắc Giang đã và đang thực hiện thời gian qua.

    Thứ nhất, tập trung cao cho công tác xây dựng quy hoạch tỉnh. Bắc Giang là địa phương đầu tiên trong cả nước hoàn thành quy hoạch cấp tỉnh, ngay khi quy hoạch được phê duyệt, tỉnh đã tổ chức công bố, thông tin rộng rãi để các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin lựa chọn, quyết định đầu tư vào Bắc Giang.

    Thứ hai, Bắc Giang tập trung xây dựng môi trường kinh tế, môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng với phương châm khuyến khích phát triển tất cả các thành phần kinh tế dựa trên nguyên tắc bình đẳng và minh bạch; đồng thời, tập trung cao, quyết liệt giải quyết tốt các điểm nghẽn, các nút thắt, các rào cản để tạo thuận lợi nhất cho công tác thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

    Ngay đầu nhiệm kỳ, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 105-NQ/TU về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025. UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch để tổ chức thực hiện Nghị quyết với lộ trình, thời gian và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, địa phương. Quán triệt và lan tỏa tinh thần, ý thức trách nhiệm phục vụ người dân, doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nhất là trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục trình trạng "trên nóng, dưới lạnh", đùn đẩy trách nhiệm, chuyển từ tư duy “cho phép", “cấp phép” sang tư duy “phục vụ". Hằng năm, UBND tỉnh đều khảo sát, đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và huyện, thành phố (DDCI). Qua đó để đánh giá chéo giữa huyện với sở, sở với huyện; đồng thời giúp các huyện, các ngành tự soi, tự sửa để có cơ hội thu hút đầu tư và chính địa phương, đơn vị mình.

    Đê triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, tỉnh đã chủ động đã ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn trong triển khai thực hiện các nội dung có liên quan đến thu hút đầu tư ngoài ngân sách; tạo hành lang pháp lý, khuyến khích, thúc đẩy các nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh, đặc biệt quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật gây khó khăn cho các cơ quan, doanh nghiệp ở địa phương trong quá trình thực hiện.

    Để phục vụ nhu cầu tìm hiểu đầu tư của các doanh nghiệp, UBND tỉnh thực hiện công khai, minh bạch thông tin dự án đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư, việc tiếp cận các nguồn lực của nhà nước (vốn, đất đai, tài nguyên khoáng sản,…), thống nhất chủ trương không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài.

    Thứ ba, đổi mới tư duy về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, phương châm: không thu hút đầu tư bằng mọi giá, thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư, bảo đảm mục tiêu “doanh nghiệp phát tài, địa phương phát triển”, không chạy theo nhà đầu tư. Ưu tiên thu hút các dự án công nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực tham gia hiệu quả và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu, các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao, tạo giá trị gia tăng lớn và không tiêu tốn tài nguyên, năng lượng cũng như không gây ô nhiễm môi trường....

    Thứ tư, tập trung cao cho đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội đồng bộ để phục vụ thu hút đầu tư.

    Ưu tiên số 1 trong nhiệm kỳ là đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, thông thoáng, kết nối giữa các địa phương trong tỉnh, giữa tỉnh Bắc Giang với các tỉnh, thành phố khác tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bố trí ngân sách và kêu gọi thu hút các nguồn lực khác để xây dựng, hoàn thiện hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ xây dựng khu nhà ở xã hội dành cho công nhân và các hạ tầng xã hội khác.

    Về hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), tập trung cao cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các KCN để thu hút các doanh nghiệp thứ cấp vào đầu tư; qua đó, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN trên địa bàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho thành lập mới và mở rộng các KCN đã có trong quy hoạch phát triển KCN đến năm 2030 của tỉnh.

    Về các hạ tầng kỹ thuật, xã hội khác, tỉnh luôn quan tâm bố trí mọi nguồn lực tổ chức đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, cấp điện, cấp thoát nước) đến ranh giới các dự án. Đồng thời, hỗ trợ tiếp cận vay vốn tín dụng từ ngân hàng, quỹ đầu tư và có chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn của địa phương; khuyến khích các nhà đầu tư khu đô thị gần các KCN thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao, bãi đỗ xe…tại các khu nhà ở cho công nhân. Do vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư vào lĩnh vực phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh.

    Thứ năm, tập trung hỗ trợ đào tạo lao động trên địa bàn tỉnh thông qua đề án, chính sách phát triển nguồn nhân lực, các chính sách thu hút nhân tài và giữ chân nhân tài về làm việc tại tỉnh; chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp.

    Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có 1 trường đại học, 5 trường cao đẳng nghề, 6 trường trung cấp nghề và 25 trung tâm, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, mỗi năm đào tạo khoảng 29.000 học sinh, sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đến hết năm 2023, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 76%, tỷ lệ lao động có bằng cấp chứng chỉ đạt 32% (cao hơn bình quân chung của cả nước 5%)... 

    Thứ sáu, chủ động hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

    Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm từ lãnh đạo, người đứng đầu các cấp, các ngành, đặc biệt là nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tiếp xúc, giải quyết thủ tục hành chính và các nội dung liên quan tới doanh nghiệp; thường xuyên chỉ đạo thực hiện rà soát toàn bộ thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian giải quyết, loại bỏ yếu tố gây phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp.

    Lãnh đạo Tỉnh uỷ-HĐND-UBND tỉnh thường xuyên duy trì các cuộc gặp mặt, đối thoại trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, sản xuất kinh doanh, từ đó chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp để sớm triển khai dự án và đi vào sản xuất ổn định.

    Đối với các dự án có tác động lớn đến KT-XH của địa phương, UBND tỉnh tỉnh đều thành lập các tổ công tác do 1 đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh làm tổ trưởng để hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Đồng thời, xây dựng các chương trình kế hoạch cụ thể, mời gọi doanh nghiệp đến khảo sát, cùng bàn bạc, trao đổi các vấn đề và cùng đi đến thống nhất.

    Hằng tháng, kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện các kế hoạch. Xem nội dung nào đã hoàn thành, nội dung nài chưa hoàn thành, nguyên nhân, giải pháp, thời gian hoàn thành? 

    Đặc biệt, năm 2024, trước khó khăn về thiếu lao động của các doanh nghiệp, Bắc Giang đã thành lập 4 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở, ngành làm trưởng đoàn xúc tiến lao động tại 11 đơn vị trong đó 8 tỉnh, thành phố và 03 trường đại học. Qua đó, đã góp phần bảo đảm nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động.

    Thưa toàn thể quý vị đại biểu!

    Vinh dự cho tỉnh là địa phương đăng cai tổ chức Hội thảo khoa học ngày hôm nay, đây là dịp để Bắc Giang được đón tiếp các quý vị đại biểu, các nhà báo tới thăm, tìm hiểu thêm về vùng đất, con người Bắc Giang. Cũng qua hội thảo này, từ kinh nghiệm, thực tiễn của Bắc Giang trong thu hút đầu tư, chúng tôi muốn chia sẻ đến các đại biểu phương pháp, cách làm của tỉnh, với mong muốn các cơ quan báo chí của các địa phương cùng thảo luận, đóng góp để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền nói chung và trong thu hút đầu tư nói riêng. Bên cạnh cổ vũ động viên, cách làm hay, sáng tạo cần phát hiện phản ánh những tồn tại, hạn chế, qua đó đề xuất, gợi mở các giải pháp tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh thu hút đầu tư cho tương xứng với tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương.

    Nhân dịp này, thay mặt các đồng chí lãnh đạo tỉnh, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hội nhà báo Việt Nam…, các đồng chí lãnh đạo, phóng viên báo Đảng 25 tỉnh, thành phố phía Bắc về dự hội thảo đã quan tâm và dành cho tỉnh Bắc Giang những tình cảm đặc biệt. Mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp, chia sẻ, hỗ trợ của các cơ quan báo Đảng trong khu vực tiếp tục lan toả những thông điệp, hình ảnh của tỉnh Bắc Giang đến bạn đọc và các nhà đầu tư.

    Xin được một lần nữa kính chúc các quý vị đại biểu , các vị khách quý cùng toàn thể các đồng chí sức khoẻ, hạnh phúc.

    Chúc hội thảo thành công tốt đẹp.

  • 8:45

    Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo:

    Kính thưa đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang! Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa toàn thể các đồng chí!

    Trước hết, thay mặt lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, tôi xin gửi lời chào, lời chúc sức khoẻ đến các vị đại biểu khách quý cùng toàn thể các anh chị em đồng nghiệp lời chào thân ái và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp!

    Kính thưa các đồng chí!

    Những năm qua, báo chí cả nước luôn bám sát thực tiễn cuộc sống, kịp thời phản ánh các sự kiện lớn của đất nước; bảo đảm đúng định hướng của Đảng, Nhà nước; cung cấp thông tin chính thống, chính xác giúp định hướng dư luận, tạo niềm tin trong Nhân dân. Qua đó, đội ngũ những người làm báo từng bước trưởng thành về bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/11.jpg

    Đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam phát biểu chỉ đạo.

     

    Trong dòng chảy lịch sử gần 100 năm của Báo chí cách mạng Việt Nam, các cơ quan báo Đảng khu vực phía Bắc ngày càng lớn mạnh, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; giữ vai trò nòng cốt, chủ lực trong định hướng dư luận, lan tỏa thông tin tích cực; phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị chính đáng của Nhân dân; sát cánh cùng cấp uỷ, chính quyền các cấp để tuyên truyền “đúng, trúng, hấp dẫn” các nội dung, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội địa phương.

    Nắm bắt xu hướng phát triển của đất nước, Báo Bắc Giang đã đăng cai tổ chức hội thảo với chủ đề “Báo Đảng địa phương tuyên truyền thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế” với các nội dung thiết thực và thời sự; thể hiện trách nhiệm của cơ quan báo Đảng đối với chủ trương, chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, khu vực và của tỉnh nhà.

    Qua xem phóng sự phát tại hội thảo và bài phát biểu của đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, tôi rất vui mừng về sự năng động, sáng tạo, sự đầu tư công phu của người làm báo trong tuyên truyền về thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế. Tôi cũng xin chúc mừng các địa phương có sự phát triển kinh tế xã hội vượt bậc trong những năm qua và đặc biệt là tỉnh Bắc Giang về một số chỉ tiêu nổi bật như: Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm và thu hút đầu tư cũng như chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh luôn nằm trong các địa phương dẫn đầu cả nước…

    Kính thưa các đồng chí! Dõi theo thông tin thời sự các địa phương, đặc biệt là Bắc Giang, tôi thấy tỉnh ta thực sự có nhiều điểm sáng, là địa chỉ hấp dẫn, ưu tiên của các tập đoàn đa quốc gia. Điều này cho thấy, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cách làm hiệu quả để hấp dẫn nhà đầu tư. Và người làm báo Bắc Giang đã phát huy tốt vai trò, sứ mệnh nghề nghiệp, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị trong tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương.

    Tôi mong rằng, cấp ủy, chính quyền và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí; thực hiện nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước về kỷ luật phát ngôn và kịp thời cung cấp thông tin để báo chí trao đổi, chuyển tải những thông điệp của tỉnh đến với nhà đầu tư trong và ngoài nước.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/09.jpg

    Các đồng chí chủ trì điều hành hội thảo.

     

    Thưa toàn thể hội thảo!

    Tôi cũng rất vui mừng trước sự phát triển của Báo Bắc Giang. Báo đã có nhiều đổi mới mạnh mẽ trong đầu tư nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, được đông đảo công chúng quan tâm, tin tưởng; hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền; là tiếng nói, diễn đàn của Nhân dân tỉnh Bắc Giang.

    Tôi được biết ngoài báo in, Báo Bắc Giang điện tử đã có phiên bản tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc với giao diện đẹp, là một trong những cơ quan báo Đảng địa phương có lượng bạn đọc truy cập báo điện tử dẫn đầu cả nước. Tôi cho rằng, nhiều chuyên gia nước ngoài đang làm việc tại tỉnh có điều kiện tiếp cận thông tin hằng ngày trên Báo Bắc Giang điện tử với ngôn ngữ thân thuộc của họ, sẽ giúp họ có nhiều thông tin bổ ích. Đây là hướng đi mạnh dạn, đón bắt xu thế thời đại của Báo Bắc Giang, cần nhân rộng tại các cơ quan báo Đảng trong thời gian tới.

    Ngoài ra, Báo Bắc Giang đã ứng dụng công nghệ làm báo mới như E-magazine, Inforgraphics, Story... vào chuyên mục “Quy hoạch tỉnh” của Báo Bắc Giang điện tử, tôi đã xem Inforgraphics cả động, cả tĩnh về các tuyến giao thông, khu vực phát triển công nghiệp, các cảng cạn…. tôi thấy thông tin dễ hiểu, dễ tra cứu và vì thế sẽ hấp dẫn được người xem.

    Bắc Giang là tỉnh có sự bứt phá mạnh mẽ về kinh tế, giúp nhà báo có nguồn cảm hứng để sáng tạo tác phẩm khi hoạt động nghiệp vụ. Gõ từ khoá về Bắc Giang sẽ có hàng loạt bài viết ở báo trung ương, địa phương hiện ra. Trong đó, nhiều bài chất lượng được độc giả đánh giá cao, được trao giải báo chí uy tín. Để tuyên truyền thu hút đầu tư, Báo Bắc Giang mở nhiều chuyên trang, chuyên mục, tuyên truyền đậm nét về chủ trương, chính sách của Đảng trong thu hút đầu tư.

    Kính thưa các quý vị đại biểu và các bạn đồng nghiệp!

    Thời gian qua, tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp song thu hút đầu tư của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả khả quan. Trong đó, thu hút đầu tư nước ngoài có thành tựu lớn, đưa đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có 25 tỉnh, thành phố phía Bắc đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước.

    Để phát huy, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, ngày 20/8/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 50 về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 58 ngày 27/4/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 50; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Quyết định phê duyệt Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2030 và phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược. Tiếp đến, để hiện thực hoá, tăng cường thu hút đầu tư, ngày 05/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 02 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.

    Những nghị quyết trên được ban hành thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước trong thu hút đầu tư và các tỉnh, thành phố đều cụ thể hoá thực hiện tại địa phương.

    Như vậy, bám sát tinh thần của các nghị quyết, không chỉ Báo Bắc Giang mà các cơ quan báo Đảng địa phương khu vực phía Bắc cũng có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền thu hút đầu tư đóng góp tích cực để cải thiện môi trường đầu tư, thu hút doanh nghiệp.

    Qua hội thảo này, tôi mong muốn các đồng chí lãnh đạo, các phóng viên dự hội thảo hôm nay tích cực cởi mở chia sẻ những kinh nghiệm quý những cách làm hay chung sức đồng lòng, đóng góp hiệu quả hơn nữa cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhất là trong thu hút đầu tư.

    Để đạt được tiêu chí trên cơ quan báo Đảng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, bồi dưỡng chính trị và nghiệp vụ cho đội ngũ người làm báo, trong đó tập trung vào công tác đào tạo, đổi mới, ứng dụng công nghệ làm báo…

    Cuối cùng, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, các vị đại biểu, khách quý các đồng chí đồng nghiệp sức khỏe và thành công.

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • 8:55

    Đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Bắc Giang trình bày đề dẫn hội thảo:

    Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị; là giải pháp quan trọng để huy động nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước và các địa phương. Trong quá trình thực hiện, bên cạnh vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền có vai trò rất quan trọng. Thực hiện Biên bản ghi nhớ giữa 25 báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2023 tại tỉnh Vĩnh Phúc; được sự nhất trí của Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang, hôm nay, Báo Bắc Giang đăng cai tổ chức hội thảo với chủ đề “Báo Đảng tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/12.jpg

    Đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập Báo Bắc Giang trình bày đề dẫn hội thảo.

    Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và các địa phương. Từ năm 2014, hằng năm Chính phủ ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với các mục tiêu, giải pháp cụ thể. Thực hiện Nghị quyết, các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến được triển khai và đạt kết quả tích cực; được các tổ chức quốc tế ghi nhận, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao.

    25 tỉnh, thành phố phía Bắc chiếm hơn 40% dân số cả nước, là khu vực có vị trí địa lý hết sức quan trọng, bao gồm 2 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội và Hải Phòng; 2 vùng kinh tế - xã hội là vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, trong nửa đầu năm 2024 dù còn những khó khăn nhất định nhưng tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc có nhiều chuyển biến tích cực, duy trì đà tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của cả nước.

    Tại Bắc Giang, nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngày 28/4/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 105 về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025”. Với nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành, địa phương, môi trường đầu tư, kinh doanh của tỉnh cải thiện rõ rệt; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2022 tăng 29 bậc so với năm 2021, xếp thứ 2, năm 2023 xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố. Kết quả đó góp phần quan trọng thúc đẩy thu hút đầu tư, tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Kể từ đầu nhiệm kỳ 2020 đến nay, thu hút đầu tư của tỉnh luôn duy trì trong nhóm tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước, góp phần để tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 14%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đặc biệt công nghiệp phát triển mạnh, Bắc Giang trở thành điểm sáng của cả nước và là một trong những trung tâm công nghiệp của vùng.

    Đạt được kết quả nêu trên là do nỗ lực, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, trong đó có công tác tuyên truyền. Các cơ quan báo chí nói chung, báo Đảng các địa phương nói riêng đã thể hiện rõ vai trò xung kích đưa chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và của địa phương về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh vào cuộc sống. Quá trình thực hiện đã quan tâm tuyên truyền nhân tố tích cực như kịp thời cổ vũ những bài học, nhân tố mới, ứng xử văn minh của cơ quan chức năng và cán bộ, viên chức khi thực thi nhiệm vụ liên quan người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư; những giải pháp mới trong các lĩnh vực đất đai, môi trường, hải quan, thuế, cải cách hành chính; việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai dự án; chủ trương, giải pháp của tỉnh và tiến độ các công trình, dự án giao thông trọng điểm, hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực; công tác bảo đảm an ninh trật tự, tạo môi trường ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh…

    Bên cạnh đó, báo Đảng các địa phương phân tích, kiến giải những bất cập, hạn chế, điểm nghẽn cản trở sự phát triển chung, trong đó có cải thiện môi trưởng đầu tư, kinh doanh của vùng và mỗi địa phương. Nổi bật như những vấn đề đặt ra trong liên kết vùng, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông để tăng tính kết nối. Cải cách hành chính còn dấu hiệu “trên nóng, dưới lạnh”, biểu hiện làm khó doanh nghiệp, nhà đầu tư. Những vướng mắc khi thực hiện các quy định mới trong các lĩnh vực, nhất là đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở một số địa phương, đặc biệt là tính minh bạch thông tin, các chỉ số thành phần tiếp cận đất đai, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp...

    Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là nhiệm vụ lớn, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; quá trình thực hiện còn những khó khăn, trở ngại cần tháo gỡ. Trong nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân xuất phát từ nội dung, hình thức truyền thông về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của các cơ quan báo chí nói chung, báo Đảng địa phương nói riêng có mặt còn hạn chế, nội dung, hình thức còn chưa phóng phú, hấp dẫn.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/08%20copy.jpg

    Quang cảnh hội thảo.

     

    Để hội thảo đạt kết quả thiết thực, thay mặt Ban tổ chức, tôi trân trọng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ một số nội dung chính như sau:

    Một là, đề nghị các đại biểu tập trung phân tích, đánh giá vai trò, vị thế của báo Đảng địa phương; những ưu điểm, hạn chế trong tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nhất là áp dụng công nghệ làm báo hiện đại trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 và chuyển đổi số báo chí đang diễn ra mạnh mẽ.

    Hai là, đánh giá những điểm mới, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức nội dung, kết cấu các chuyên trang, chuyên mục, đợt, tuyến tuyên truyền các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh như:

    Tuyên truyền nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát đơn giản hóa, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, thuế, bảo hiểm, vấn đề liên thông thủ tục hành chính giữa các cấp, ngành; đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp; tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội như giao thông, các khu, cụm công nghiệp, hạ tầng phụ trợ phát triển công nghiệp như nhà ở công nhân, các thiết chế thể thao, văn hóa, trường học, chợ, công viên...; công tác xúc tiến, thu hút đầu tư; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp…

    Tuyên truyền thu hút đầu tư phát triển nông - lâm nghiệp; kinh tế biên mậu - cửa khẩu, cảng biển; phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến; nâng cao vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Giải pháp khơi thông nguồn vốn cho đầu tư phát triển; những cơ chế, chính sách đặc thù của địa phương trong phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường; vấn đề phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, chăm lo đời sống công nhân, lao động, thực hiện các chính sách an sinh xã hội…

    Ba là, trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được rút ra bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ; đồng thời đề xuất giải pháp, cách làm mới nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Bốn là, bên cạnh những vấn đề trên, các tham luận có thể trao đổi, đi sâu phân tích những điểm được cho là thế mạnh, cách làm riêng thể hiện tinh thần đổi mới, sáng tạo của cơ quan báo trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần vào thành quả phát triển chung của địa phương.

  • 9:10

    Đại diện các báo Đảng địa phương tham luận.

    Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Hải Phòng tham luận về chủ đề tuyên truyền công tác quy hoạch, đầu tư phát triển dịch vụ Logictics, cảng biển

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/13.jpg

    Đồng chí Nguyễn Văn Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Hải Phòng.

     
  • 9:15

    Đồng chí Đào Ngọc Anh, Phó Tổng Biên tập Báo Thái Nguyên tham luận với chủ đề: Báo Thái Nguyên tuyên truyền những giải pháp tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút nhà đầu tư lớn vào địa bàn.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/14.jpg

    Đồng chí Đào Ngọc Anh, Phó Tổng Biên tập Báo Thái Nguyên.

     

    Đồng chí Đào Ngọc Anh cho biết, Thái Nguyên là một trung tâm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc; được xác định là một trong những cực tăng trưởng của vùng, với những lợi thế về vị trí địa lý, giao thông, nguồn nhân lực và những nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư, khoảng 10 năm trở lại đây, tỉnh trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều năm liên tục, Thái Nguyên đứng thứ tư cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp và giá trị xuất khẩu (năm 2023, giá trị xuất khẩu đạt trên 27 tỷ USD; quý I/2024, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 203 nghìn tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước); tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước.

    Kết quả thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và thương mại - dịch vụ, giá trị xuất khẩu của Thái Nguyên có sự tăng trưởng đột biến khi năm 2013, Samsung triển khai xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới của Tập đoàn này tại Khu công nghiệp Yên Bình (TP Phổ Yên). Kéo theo đó là hàng trăm doanh nghiệp phụ trợ cho Samsung Thái Nguyên chọn tỉnh làm “bến đỗ”. Việc một tập đoàn công nghệ cao hàng đầu thế giới quyết định đầu tư vào tỉnh đã khẳng định sự hấp dẫn, những lợi thế của môi trường đầu tư tại Thái Nguyên. Điều đó được ví như một “thỏi nam châm” khổng lồ hút thêm nhiều nhà đầu tư khác đến với tỉnh. Cụ thể, trong số trên 200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 11 tỷ USD, ngoài Samsung, Thái Nguyên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước vào triển khai dự án tại tỉnh như: Tập đoàn Trina Solar, Viglacera, BIGL Việt Nam, Saigontel…

    Đồng hành, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung đó, đặc biệt là lĩnh vực thu hút đầu tư, Báo Thái Nguyên xác định rõ việc tuyên truyền về những giải pháp tháo gỡ khó khăn, giải quyết điểm nghẽn trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Với vai trò là một cơ quan báo chí chủ lực của tỉnh, Báo Thái Nguyên đã sớm xây dựng và duy trì chuyên mục “Đồng hành cùng doanh nghiệp”, thường xuyên đăng tải các tác phẩm báo chí, phản ánh đậm nét, kịp thời những chỉ đạo, các cuộc họp của tỉnh, các cơ chế của địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; các cuộc đối thoại với doanh nghiệp của các cấp, ngành cũng được phản ánh đầy đủ, kịp thời bằng nhiều loại hình, nhiều thể loại báo chí.

    Cùng với báo điện tử và các số báo thời sự, hằng năm, Báo Thái Nguyên dành ít nhất một số báo Hằng tháng chuyên đề tuyên truyền về doanh nghiệp, doanh nhân, phản ánh đa góc nhìn, đặc biệt là những ý kiến, đề xuất của các doanh nhân, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp về môi trường đầu tư của tỉnh. Đó là một kênh thông tin quan trọng, một “cầu nối” hữu ích giữa cộng đồng doanh nghiệp và các cấp, ngành liên quan.

    Các bài báo về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, dự án, công tác cải cách hành chính thường được Báo Thái Nguyên ưu tiên đăng trên trang nhất (bài “phông”) của báo in, được đặt vào mục “Nổi bật” và “Tiêu điểm” trên báo điện tử nhằm tiếp cận nhiều độc giả. Các bài báo thường được đăng kèm nhiều ảnh, video clip minh họa, vừa đăng trên báo điện tử vừa đăng trên các nền tảng mạng xã hội. Hiện tại, Báo Thái Nguyên có tài khoản trên 4 mạng xã hội. Trong đó, TikTok đang có trên 2,6 triệu lượt thích, 226,5 người Follow; Fanpage Báo Thái Nguyên có trên 38 nghìn lượt người theo dõi, 18 nghìn lượt thích.

    Trong phân công phóng viên phụ trách tuyên truyền lĩnh vực thu hút đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, Ban Biên tập Báo lựa chọn những cây viết “cứng”, am hiểu về lĩnh vực; có phóng viên “đặc trách” tuyên truyền hoạt động công vụ của các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy, nhất là liên quan đến công tác chỉ đạo, kiểm tra thực tế các dự án, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp…

    Với những doanh nghiệp lớn trên địa bàn như Samsung Thái Nguyên, Báo cho mở banner riêng. Các trang tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc trên Báo đã trở thành một kênh thông tin quan trọng, quen thuộc đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài muốn tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Báo Thái Nguyên là cơ quan báo Đảng địa phương đầu tiên trên cả nước có chuyên trang tiếng Hàn Quốc (cập nhật thông tin thường xuyên), được các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm, đánh giá cao.

    Kinh tế Thái Nguyên đang trên đà phát triển mạnh, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh diễn ra sôi động. Tuy vậy, môi trường đầu tư tại tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đâu đó còn “điểm nghẽn” cần tháo gỡ. Đây là một nhiệm vụ quan trọng được tỉnh tiếp tục quan tâm triển khai trong thời gian tới. Với vai trò của một cơ quan báo Đảng địa phương, Báo Thái Nguyên nhận thức rõ điều này để có giải pháp tuyên truyền tốt hơn nữa: Bám sát thực tiễn tình hình thời sự, phản ứng nhanh nhạy; tăng thời lượng tuyên truyền về môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, đặc biệt là công tác lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, gia tăng số lượng các tác phẩm báo chí hiện đại, đa phương tiện, đa nền tảng, phát huy hiệu quả lan tỏa thông tin của các mạng xã hội.

  • 9:35

    Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Sơn La tham luận về chủ đề: Báo Sơn La tuyên truyền xây dựng, phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/18.jpg

    Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Tổng Biên tập Báo Sơn La.

    Sơn La là tỉnh miền núi biên giới, có diện tích tự nhiên 14.109 km², với trên 274 km đường biên giới giáp tỉnh Hủa Phăn và Luông Pha Bang, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; dân số trên 1,3 triệu người với 12 dân tộc cùng sinh sống. Sơn La nằm ở trung tâm của khu vực Tây Bắc, kết nối giao thương thuận lợi với các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái, Lai Châu... Tỉnh có 408.970 ha đất nông nghiệp, chiếm 28,98% diện tích đất tự nhiên, có 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây công nghiệp, cây ăn quả; có 40.000 ha mặt nước lòng hồ thủy điện Sơn La và thủy điện Hòa Bình thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và du lịch.

    Phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, tỉnh Sơn La đã thực hiện chương trình phát triển vùng cây trồng nguyên liệu, cây ăn quả phục vụ chế biến và xuất khẩu. Hiện nay, tại tỉnh Sơn La đã hình thành các vùng cây công nghiệp được trồng tập trung làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến và xuất khẩu. Điển hình là vùng chè 5.863 ha, sản lượng ước đạt 56.177 tấn chè búp tươi. Vùng trồng tập trung tại các huyện: Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu, Yên Châu và Bắc Yên. Sản phẩm sau chế biến chủ yếu là trà xanh, trà đen. Vùng cà phê Arabica hơn 20.926 ha (lớn nhất cả nước), sản lượng đạt trên 215.000 tấn quả tươi…

    Phát triển vùng cây ăn quả với tổng diện tích toàn tỉnh có trên 84.160 ha, sản lượng cả năm đạt trên 450.366 tấn. Công nghiệp chế biến tỉnh Sơn La có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng gắn với các vùng nguyên liệu mía, chè, cà phê, sắn, xoài, nhãn...

    Báo Sơn La hiện nay đang xuất bản 3 ấn phẩm là báo Sơn La thường kỳ (báo in 5 kỳ/tuần); báo Sơn La điện tử (phát hành 24/7, trong đó có 3 phiên bản tiếng Anh, tiếng dân tộc Mông và tiếng dân tộc Thái) và tờ Tin, ảnh Sơn La (2 kỳ/tháng dành cho đồng bào vùng cao). Xác định vai trò, trách nhiệm trong công tác tuyên truyền, Ban Biên tập Báo Sơn La đã bám sát định hướng, nội dung, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu, qua đó đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền hằng năm và triển khai cụ thể hằng tháng.

    Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ nắm vững địa bàn tuyên truyền đậm nét các chương trình trọng điểm lớn của tỉnh về xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu. Chú trọng phát huy thế mạnh của từng ấn phẩm để chỉ đạo thực hiện các tuyến bài phù hợp như: Báo in tập trung nhiều bài viết phân tích chuyên sâu, đúc rút kinh nghiệm, phân tích các giải pháp… Báo điện tử duy trì các cửa sổ giới thiệu tiềm năng, quảng bá xúc tiến đầu tư, liên kết sản xuất tiêu thụ và xuất khẩu nông sản với nhiều thông tin, thể hiện nhiều hình thức báo chí hiện đại, đa phương tiện để tuyên truyền. Trong đó tập trung tuyên truyền theo chuyên đề, các tuyến bài trọng điểm như:

    Thông tin về những chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Chính phủ và của tỉnh như về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; các nghị quyết của tỉnh như: Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 21/1/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản tập trung, bền vững, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, với 2 mục tiêu lớn là xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc vào năm 2025.

    Tập trung tuyên truyền công tác xây dựng quy hoạch tỉnh, trong đó có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng nguyên liệu; các phương án phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái xanh, sạch, nông thôn hiện đại, nông thôn văn minh làm cơ sở cho phát triển bền vững; phát triển công nghiệp gắn với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đặc biệt là gắn với các vùng nguyên liệu tập trung, liên kết vùng nguyên liệu.

    Tuyến bài về các chuỗi liên kết sản phẩm gắn với khu công nghiệp chế biến, khu kinh tế cửa khẩu: Các bài viết về các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung bền vững, các sản phẩm chủ lực quốc gia; sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; sản phẩm đặc sản địa phương, mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh; nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm gắn với các cơ sở chế biến, bảo quản, kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

    Tuyên truyền liên kết giữa các nhà máy chế biến; liên kết giữa doanh nghiệp chế biến với tập đoàn phân phối, xuất khẩu... Chương trình kết nối quảng bá xúc tiến đầu tư, tiêu thụ nông sản giữa các vùng như: Sơn La với Hà Nội (Tổ chức quảng bá giới thiệu sản phẩm nông sản, đưa vào hệ thống siêu thị); Sơn La với Lạng Sơn hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm trái cây sang thị trường Trung Quốc… Phối hợp với các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh Bắc Lào mở rộng vùng nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy sản xuất chế biến trên địa bàn tỉnh, giao thương xuất khẩu nông sản giữa các tỉnh.

    Tuyến tin, bài về xây dựng cơ chế liên kết trong huy động nguồn lực đầu tư bảo đảm thực thi các dự án phát triển vùng nguyên liệu như: Tuyên truyền các giải pháp của tỉnh trong việc đề xuất với Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và các địa phương khu vực xây dựng Đề án hình thành, phát triển hành lang kinh tế Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên, trong đó có các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù giúp Sơn La trở thành một cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của tiểu vùng Tây Bắc và trở thành Trung tâm chế biến sản phẩm nông nghiệp vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ.

    Để thực hiện được các tuyến tin, bài, Báo Sơn La tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh ký kết chương trình tuyên truyền; đẩy mạnh công tác truyền thông trên các nền tảng số, mạng xã hội. Đồng thời, chú trọng đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền, tạo điều kiện cho phóng viên, cộng tác viên học tập, nâng cao trình độ, đa dạng các thể loại, sản phẩm báo chí, thu hút sự quan tâm của bạn đọc.

    Bên cạnh đó, Báo Sơn La luôn chú trọng thực hiện việc liên kết với các cơ quan báo chí Trung ương và các báo Đảng địa phương trong việc chia sẻ, đăng tải các tin, bài tuyên truyền xúc tiến đầu tư, quảng bá giới thiệu sản phẩm của địa phương, tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thu hút các tập đoàn, công ty lớn có đủ năng lực về vốn, khoa học công nghệ và thị trường đầu tư vào tỉnh Sơn La.

    Với những nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh giao, Báo Sơn La đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh.

    https://img.baobacgiang.vn/Medias/516/2024/10/18/17.JPG

    Các đại biểu dự hội thảo.

    Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, việc tuyên truyền về xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu trên các ấn phẩm của Báo Sơn La vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Còn ít bài viết phản ánh những bất cập trong quá trình triển khai cơ chế, chính sách, phân tích, đánh giá những khó khăn và yếu kém của việc thực hiện liên kết vùng giữa các địa phương; còn thiếu những bài nghiên cứu khoa học chuyên sâu về lĩnh vực nông nghiệp, liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu…

    Chính vì vậy, thông qua Hội thảo lần này, được nghe nhiều ý kiến trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của các cơ quan báo bạn giúp Báo Sơn La có thể đa dạng nhiều hơn các hình thức tuyên truyền trên các ấn phẩm, nhất là trên Báo điện tử và các trang mạng xã hội; có nhiều tác phẩm hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn trong công tác tuyên truyền về xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, xuất khẩu; thực hiện tốt vai trò, sứ mệnh của báo chí đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển của mỗi tỉnh, thành phố, khu vực và cả nước.

  • 10:15

    Đồng chí Bùi Ngọc Quang, Tổng Biên tập Báo Ninh Bình tham luận với chủ đề: Báo Ninh Bình  tuyên truyền khai thác tiềm năng, lợi thế của danh thắng, di sản trong phát triển du lịch.

     

    Đồng chí Bùi Ngọc Quang, Tổng Biên tập Báo Ninh Bình.

    Đồng chí Bùi Ngọc Quang cho biết, tỉnh Ninh Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía Nam, là tỉnh có vị trí địa lý quan trọng, chiến lược; là “cửa ngõ” phía Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ, hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ, điểm kết nối trung chuyển của 3 vùng kinh tế. Mặc dù diện tích tự nhiên không lớn song nơi đây từng là kinh đô của Nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền đầu tiên của Việt Nam gắn với 3 triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý.

    Ninh Bình cũng là địa phương được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều cảnh quan thiên nhiên phong phú, đặc sắc với nhiều danh lam thắng cảnh gắn với truyền thống văn hóa, lịch sử vô cùng hào hùng như: Khu di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, Quần thể Danh thắng Tràng An, Khu du lịch tâm linh núi chùa Bái Đính, Nhà thờ đá Phát Diệm, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long… Đặc biệt là địa phương duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới cho đến thời điểm hiện tại; nơi được ví như cuốn biên niên sử nguyên vẹn về sự biến đổi địa chất, địa mạo và cảnh quan môi trường cùng truyền thống cư trú của loài người trải qua hơn 30.000 năm tồn tại, thích ứng và phát triển.

    Nằm ở vị trí giao thoa giữa 3 vùng văn hóa, Ninh Bình cũng sở hữu hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, di sản tư liệu, di sản hỗn hợp đồ sộ mang tầm quốc gia và quốc tế. Toàn tỉnh có hơn 1.820 di tích, 225 lễ hội truyền thống, đặc sắc, là đất tổ của nghệ thuật hát xẩm, hát chèo và nhiều làng nghề truyền thống, tiêu biểu như: Làng nghề thêu Văn Lâm, làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân, các làng nghề chế biến cói ở Kim Sơn, nghề gốm Bồ Bát…

    Xác định rõ vai trò to lớn của báo chí, tuyên truyền đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản và phát triển du lịch, những năm qua Báo Ninh Bình luôn bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Ninh Bình, làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch.

    Báo Ninh Bình luôn chú trọng tạo điều kiện cho các phóng viên, biên tập viên, người lao động, nhất là đội ngũ phóng viên, biên tập viên “chuyên trách” lĩnh vực du lịch, văn hóa, nông nghiệp được học tập, quán triệt, nghiên cứu các nội dung các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, bám sát thực tiễn cuộc sống, sâu sát cơ sở để phát hiện đề tài, xu hướng vận động của thực tiễn, thực hiện những tác phẩm báo chí chất lượng, đúng, trúng với chủ trương, đường lối.

    Hiện Báo Ninh Bình luôn tập trung đầu tư xây dựng các chuyên trang, chuyên mục có chất lượng cao để tuyên truyền lĩnh vực du lịch, di sản, văn hóa. Trong đó có trang báo điện tử phiên bản tiếng Anh thường xuyên đăng tải các tin, bài về giá trị di sản, danh thắng của tỉnh, góp phần quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch. Đối với các sự kiện của tỉnh, của ngành văn hóa, du lịch của địa phương như Lễ hội Hoa Lư, Tuần Du lịch Ninh Bình “Sắc vàng Tam Cốc – Tràng An”, kỷ niệm 10 năm Quần thể Danh thắng Tràng An được ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới,…

    Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 4/3/2024, Ninh Bình xác định mục tiêu đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, du lịch - sản phẩm du lịch từ di sản được xác định là sự lựa chọn và lời giải cho mục tiêu này nhằm bảo tồn các giá trị bền vững của di sản của vùng đất Cố đô Hoa Lư, tạo sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa lịch sử và cảnh quan, giữa thiên nhiên và con người.

     

    Các đại biểu trao đổi tại hội thảo.

    Để di sản xứng đáng trở thành hạt nhân phát triển du lịch bền vững đưa Ninh Bình nói riêng và các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc cùng phát triển, tại Hội thảo hôm nay, chúng tôi xin đề xuất một số nội dung sau:

    Một là: Mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, theo dõi, đồng hành, ủng hộ, hợp tác của các cơ quan báo Đảng trong nước và miền Bắc trong việc tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, quảng bá tiềm năng, lợi thế của Ninh Bình, đặc biệt là các tiềm năng về cảnh quan, thiên nhiên, di sản để phát triển du lịch xanh, bền vững.

    Hai là: Tăng cường khả năng và tạo môi trường liên kết thuận lợi, bình đẳng giữa các địa phương trong khu vực. Liên kết vùng, liên kết khu vực để phát triển không thể tách rời việc liên kết, hợp tác về truyền thông giữa các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí của các địa phương. Thực hiện liên kết chặt chẽ đối với hệ thống báo Đảng trong khu vực phía Bắc về tuyên truyền đầu tư phát triển du lịch, liên kết trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch của từng địa phương, nhất là những địa phương có sự liên kết xây dựng các tour, tuyến du lịch sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm tháo gỡ những khó khăn về nguồn lực của từng cơ quan báo chí, tạo sức mạnh tổng hợp, sức lan tỏa của các chiến dịch tuyên truyền cho mỗi địa phương.

    Ba là: Các cơ quan báo chí nói chung, hệ thống báo Đảng các địa phương nói riêng cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí theo hướng tác phẩm đa phương tiện, đa nền tảng. Tiếp tục tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm giữa các đơn vị nhằm tăng cường khả năng liên kết, không ngừng nâng cao chất lượng báo Đảng, đóng góp vào công cuộc phát triển của địa phương và đất nước.

    Bốn là: Tổ chức xây dựng đội ngũ cộng tác viên rộng khắp để thu hút trí tuệ của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng thông tin, tăng cường tính phong phú và đa dạng của thông tin báo chí; chia sẻ liên kết với các phương tiện thông tin đại chúng trong, ngoài nước, nâng cấp, mở rộng và khai thác tốt các website hiện có trong tuyên truyền về danh thắng, di sản trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung.

    Năm là: Chủ động phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan báo chí với cơ quan quản lý danh thắng, di sản; giúp người làm báo cập nhật nâng cao kiến thức quản lý nhà nước về danh thắng, di sản văn hóa, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thông.

  • 10:25

    Đồng chí Nguyễn Thế Lãm, Giám đốc-Tổng Biên tập Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh

     

    Đồng chí Nguyễn Thế Lãm tham luận.

    Tỉnh Quảng Ninh đã dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 7 năm liên tiếp. Đây là hành trình 15 năm đổi mới phát triển từ năm 2011 đến nay. Báo chí đồng hành cùng PCI của tỉnh và rút ra nhiều bài học quý.

    Công tác tuyên truyền về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh (QMG), cơ quan báo chí tập hợp đầy đủ các phương tiện truyền thông của tỉnh Quảng Ninh. 

    Nhằm nâng cao nhận thức của đông đảo cán bộ, viên chức, người dân trong tỉnh, tạo sự đồng thuận về chủ trương triển khai PCI, đồng thời tạo hiệu ứng mạnh mẽ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, trong những năm qua và trong thời gian tới, QMG triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

     

  • 10:35

    Đồng chí Nguyễn Tiến Vụ, Tổng Biên tập Báo Bắc Ninh tham luận về tuyên truyền các thiết chế văn hóa, chăm lo đời sống công nhân, người lao động góp phần kiến tạo môi trường thân thiện, nhân văn.

    Đồng chí Nguyễn Tiến Vụ trình bày tham luận.

    Là tỉnh công nghiệp, hiện Bắc Ninh có 16 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển với tổng diện tích 6.397,68 ha; có 12/16 KCN đã đi vào hoạt động. Hiện các KCN Bắc Ninh sử dụng khoảng hơn 300 nghìn lao động, trong đó lao động địa phương gần 85 nghìn người (28%), lao động nữ hơn 164 nghìn người (54%), lao động nước ngoài hơn 7.600 người (2,5%).

    Đáp ứng nhu cầu rất cao của người lao động, việc xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong những năm gần đây được các cấp ủy, chính quyền, tổ chức Công đoàn trong tỉnh xác định là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị, tổ chức công đoàn, của doanh nghiệp… Hằng năm, các cấp Công đoàn chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn, chính quyền đồng cấp tổ chức hàng trăm hội thao (cầu lông, bóng đá, bóng chuyền…), hội diễn văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước và các sự kiện trọng đại của địa phương và của ngành với hàng nghìn lượt đoàn viên Công đoàn, người lao động tham gia.

    Đặc biệt, Bắc Ninh là địa phương sở hữu nhiều di sản văn hóa (Dân ca quan họ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; Ca trù là di sản văn hóa được bảo vệ khẩn cấp...) cùng nhiều hoạt động văn hóa thể thao quần chúng phong phú thu hút đông đảo người dân tham gia, nhất là phong trào văn hóa, trong đó có đội ngũ công nhân lao động. Các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống công nhân lao động được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài khu, cụm công nghiệp quan đầu tư và tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động phục vụ người lao động.

    Trên các số báo: Báo thường kỳ, báo Cuối tuần, báo điện tử, Bắc Ninh hằng tháng thường xuyên duy trì các chuyên trang Công đoàn, Thu hút đầu tư…, chuyên mục Lao động - Việc làm để giới thiệu các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các cơ chế của tỉnh về thu hút đầu tư các dự án; các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tạo việc làm cho người lao động; các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; các nguồn vốn đầu tư, vốn ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân; công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ; các mô hình, hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích cho công nhân lao động. Trung bình mỗi tháng Báo Bắc Ninh đăng tải gần 100 tin, bài, ảnh về nội dung này.

    Các đại biểu dự hội thảo.

    Xác định công tác tuyên truyền về các thiết chế văn hóa, chăm lo đời sống cho công nhân, người lao động là nhiệm vụ quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, trong định hướng tuyên truyền và xây dựng kế hoạch lịch báo hằng tháng, Ban Biên tập Báo Bắc Ninh chủ động xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các phòng chuyên môn, nòng cốt là Phòng Xây dựng Đảng - Nội chính tham mưu, triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, gắn với tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương.

    Ngoài nhiệm vụ thường kỳ, Báo Bắc Ninh chú trọng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền đậm nét thông qua các hoạt động trong các tháng cao điểm như: Tháng công nhân gắn với tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động; Tết sum vầy; chương trình “Mái ấm Công đoàn”… Nhờ công tác tuyên truyền, nhiều mô hình được lan tỏa sâu rộng đến đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ công nhân lao động.

    Báo Bắc Ninh chú trọng tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo; tập trung tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến, đề tài, sáng kiến kinh nghiệm trong lao động sản xuất của người lao động, qua đó góp phần lan tỏa, động viên người lao động tích cực tham gia, mang lại giá trị làm lợi cho xã hội cũng như người lao động. Trung bình mỗi năm có hàng nghìn sáng kiến lao động được áp dụng. Công đoàn các cấp kịp thời động viên, khen thưởng người lao động trong các dịp Tháng Công nhân và các dịp ý nghĩa khác.

    Để bảo đảm quyền lợi người lao động, việc tham gia thỏa thuận, ký kết thỏa ước lao động tập thể trong các doanh nghiệp được tổ chức Công đoàn các cấp quan tâm thực hiện. Đến nay, ngoài các thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp, Công đoàn Bắc Ninh đã tham gia ký kết được nhiều thỏa ước theo nhóm các doanh nghiệp với các điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với pháp luật quy định...

    Thời gian tới, Báo Bắc Ninh tiếp tục bám sát định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, của tỉnh, chủ động phối hợp với các cấp, ngành, đặc biệt là tổ chức Công đoàn, người sử dụng lao động, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đông công nhân lao động để kịp thời tuyên truyền các mô hình hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị, giáo dục, phổ biến pháp luật cho người lao động thông qua các hoạt động như tổ chức các chương trình tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ, thể thao trong công nhân lao động… Tuyên truyền hiệu quả các thiết chế văn hóa, chăm lo đời sống cho công nhân, người lao động sẽ góp phần quan trọng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bản tỉnh Bắc Ninh nói riêng và cả nước nói chung .

  • 10:55

    Đồng chí Đặng Tiến Dũng, Phó Tổng Biên tập Báo Phú Thọ tham luộn về chủ đề “Nâng cao hiệu quả tuyên truyền phát triển tổ chức Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước".

    Đồng chí Đặng Tiến Dũng trình bày tham luận.

    Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có vị trí là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên hơn 3.532 km2. Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang.

    Phú Thọ cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, cách cảng Hải Phòng 170 km, cách cửa khẩu quốc tế Hà Khẩu (giữa Lào Cai, Việt Nam và Vân Nam, Trung Quốc) và cửa khẩu Thanh Thủy - Lạng Sơn 200 km; là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: Sông Hồng, sông Đà, sông Lô.

    Ngay từ khi tái lập tỉnh năm 1997, Tỉnh ủy Phú Thọ đã xác định tập trung phát triển công nghiệp, “trải thảm đỏ” thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh. Hiện nay, Phú Thọ có 9 khu công nghiệp (KCN) tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch với diện tích hơn 2.000 ha gồm: KCN Thụy Vân (TP Việt Trì), 2 KCN Trung Hà và Tam Nông (huyện Tam Nông), KCN Phú Hà (thị xã Phú Thọ), KCN Phù Ninh (huyện Phù Ninh), KCN Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê), KCN Hạ Hòa (huyện Hạ Hòa) cùng gần 30 cụm công nghiệp (CCN) đang hoạt động, được quy hoạch mới. Các KCN, CCN đều được kết nối với nút giao của cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 2, thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt, thông thương với Thủ đô Hà Nội…

    Là cơ quan ngôn luận, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ, những năm qua, Báo Phú Thọ đã làm tốt công tác tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là tuyên truyền đậm nét về công tác xây dựng Đảng trên cả 4 ấn phẩm (báo in, báo điện tử, chọn lọc trên các nền tảng số, mạng xã hội). Cùng với duy trì đều đặn các chuyên mục như “Xây dựng Đảng”, “Gương sáng đảng viên”, “Sinh hoạt tư tưởng”, “Chống diễn biến hòa bình, xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh”... trên các ấn phẩm, Đảng ủy, Ban Biên tập chỉ đạo Phòng Chính trị - Xã hội chủ công tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng. Phòng Kinh tế tập trung tuyên truyền thực hiện khâu đột phá của tỉnh về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, góp phần xây dựng Phú Thọ thành tỉnh phát triển hàng đầu vùng Trung du và miền núi phía Bắc; các phòng Chuyên đề, Điện tử tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội về công tác xây dựng Đảng.

    Hằng năm, Ban Biên tập chỉ đạo các phòng chuyên môn đăng ký đề tài dự thi giải “Búa liềm Vàng”, giải Báo chí Quốc gia, giải báo chí của các bộ, ngành Trung ương, giải báo chí của tỉnh về công tác xây dựng Đảng; xây dựng nhiều tuyến bài chất lượng cao về công tác phát triển tổ chức đảng, công đoàn ngoài khu vực nhà nước.

    Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng, TCCĐ trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, Báo Phú Thọ tiếp tục đa phương tiện, đa nền tảng để tuyên truyền về xây dựng Đảng, tổ chức công đoàn kịp thời, hiệu quả.

    Đồng thời bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ phóng viên viết về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể; gắn đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền với nâng cao chất lượng các chuyên mục, các tuyến bài viết chuyên sâu về công tác xây dựng Đảng, đoàn thể, nhất là trong các doanh nghiệp khu vực ngoài Nhà nước trên địa bàn...

  • 11:10

    Báo Hànộimới nhận cờ đăng cai hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc lần thứ 30 năm 2025.

     

    Đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tổng Biên tập Báo Bắc Giang trao cờ đăng cai hội thảo lần sau cho đồng chí Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Hànộimới.

    Phát biểu sau khi nhận cờ, đồng chí Nguyễn Minh Đức, Tổng Biên tập Báo Hànộimới cho biết, Báo Hànộimới rất vinh dự khi được nhận cờ đăng cai hội thảo lần sau và sẽ tổ chức hội thảo vào ngày 19/5/2025, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách Mạng Việt Nam. Báo Hànộimới rất mong nhận được sự hỗ trợ, quan tâm, phối hợp của các cơ quan báo Đảng khu vực các tỉnh thành phố phía Bắc.

  • 11:20

    Đồng chí Trịnh Văn Ánh, Tổng Biên tập Báo Bắc Giang phát biểu bế mạc hội thảo.

    Sau một buổi sáng làm việc tập trung cao, hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 29 năm 2024 với chủ đề “Báo Đảng tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” đã hoàn thành, nội dung chương trình đề ra.

    Thay mặt Ban Tổ chức, tôi trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đại diện một số cơ quan báo chí T.Ư, lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành, thị xã, thành phố của tỉnh Bắc Giang và các quý vị đại biểu đã dành thời gian dự hội thảo. Trân trọng cảm ơn phát biểu, chào mừng ghi nhận thành quả, đóng góp của các cơ quan báo chí cũng như chỉ đạo gợi mở, định hướng trong thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền của đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam và đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang.

    Ban Tổ chức trân trọng cảm ơn các báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc đã quan tâm chuẩn bị tham luận rất sâu sắc, chất lượng và hôm nay đến dự, phát biểu tham luận đã góp phần thiết thực vào thành công chung của hội thảo.

    Kính thưa các đồng chí và các bạn đồng nghiệp!

    Đề dẫn và các tham luận tại hội thảo đã khẳng định, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp quan trọng để huy động nguồn lực, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, các địa phương. Trong quá trình thực hiện, cùng với các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, Báo Đảng các địa phương đã tích cực vào cuộc  và khẳng định vai trò, ý nghĩa rất quan trọng.

    Mặc dù thời gian không nhiều, chỉ trong một buổi sáng song các tham luận tại hội thảo đã đi sâu phân tích, đánh giá vai trò của báo chí nói chung, trong đó có báo Đảng địa phương trong việc tuyên truyền các chủ trương, quan điểm của Đảng, nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các tham luận đã đi sâu phân tích, làm nổi bật những cách làm mới, sáng tạo, hiệu quả trong tuyên truyền từng lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể ở địa phương mình nhưng có ý nghĩa rất quan trọng trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Bên cạnh đánh giá kết quả, kinh nghiệm, các tham luận cũng đề xuất những cách làm mới nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ quan báo Đảng địa phương đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào làm báo để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đóng góp ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vào việc tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng yêu cầu thông tin ngày càng cao của bạn đọc, nhất là cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư.

    Thay mặt Ban Tổ chức hội thảo, một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo các cơ quan báo chí T.Ư, báo Đảng các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung và phía Nam; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh đã về dự, phát biểu ý kiến và tham luận tại hội thảo.

    Tôi trân trọng cảm ơn các đơn vị, doanh nghiệp đã quan tâm giúp đỡ vật chất, tinh thần để tổ chức hội thảo thành công. Chúng ta tin tưởng rằng, sau hội thảo lần này, nhiệm vụ tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên báo Đảng địa phương sẽ có nhiều đổi mới, cải tiến hơn nữa và đóng góp ngày càng rõ nét hơn vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương và cả nước. 

    Cuối cùng, tôi xin tuyên bố kết thúc hội thảo báo Đảng các tỉnh, thành phố phía Bắc lần thứ 29, năm 2024 với chủ đề “Báo Đảng tuyên truyền cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”.

    Xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu và các đồng chí, đồng nghiệp sức khoẻ, hạnh phúc và thành công!

    Xin trân trọng cảm ơn!

Tin cùng chuyên mục