Hotline: 02763.822322
|
Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Thứ sáu: 11:30 ngày 01/11/2024

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
Hôm nay, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035

Quốc hội thảo luận tại hội trường chiều 31/11.

Dự kiến, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Sau đó, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

Buổi chiều, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035;

Sau đó, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035.

Về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CHCN), sau hơn 20 năm thực hiện Luật Phòng cháy chữa cháy, 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy, các chủ trương, chính sách, pháp luật về Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đã đi vào thực tiễn góp phần nâng cao ý thức và bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân và tài sản của nhà nước, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Bên cạnh những kết quả đạt được, thì hiện nay Luật Phòng cháy chữa cháy đã đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tế.

Do đó, dự thảo Luật Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ năm 2024, gồm 9 Chương, 65 Điều đã trình Quốc hội và cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XV, bổ sung nhiểu điểm mới, khắc phục những hạn chế, bất cấp của Luật đang hiện hành.

Trong đó, điểm mới việc xây dựng và ban hành Luật PCCC và CNCH còn bổ sung quy định về hoạt động CNCH cho phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Hoạt động CNCH của lực lượng PCCC có tác động trực tiếp, làm hạn chế quyền con người, quyền công dân như: thực hiện các biện pháp y tế tác động đến người bị nạn; phá dỡ nhà, công trình, phương tiện, chướng ngại vật để mở lối tiếp cận, lối thoát nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng CNCH; ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản, sức khỏe, tính mạng lực lượng CNCH và thực hiện các biện pháp khác trong quá trình CNCH...

Qua tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ, Đức, Pháp, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều giao nhiệm vụ CNCH cho lực lượng PCCC chuyên trách làm nòng cốt đảm nhiệm và tham gia phối hợp còn có các lực lượng khác ở cơ sở đã đem lại hiệu quả cao trong công tác CNCH khi xảy ra sự cố, tai nạn.

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương đầu tư.
Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình.

Phát triển văn hóa phải giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, chú trọng đổi mới sáng tạo trên cơ sở giữ vững và phát huy bản sắc dân tộc; trọng tâm là xây dựng con người Việt Nam thời kỳ mới, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, hoàn thiện đồng bộ thể chế chính sách, pháp luật về phát triển văn hóa, hệ thống thiết chế văn hóa; huy động, phát huy tối đa nguồn lực nhà nước và xã hội để đầu tư phát triển văn hóa.

Đẩy mạnh chuyển đổi số; quan tâm lựa chọn đầu tư xây dựng một số tác phẩm văn hóa đại chúng, tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao, góp phần nâng cao giá trị, bản sắc và năng lực hội nhập của văn hóa Việt Nam.

Quá trình thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình, Bộ Chính trị yêu cầu cần tính toán kỹ lưỡng về tính cấp bách, tính hiệu quả và khả năng bố trí nguồn lực; bảo đảm có đầu tư trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải; phân cấp trách nhiệm cho địa phương về phân bổ nguồn lực và tổ chức thực hiện.

Bộ Chính trị cũng giao Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị và các cơ quan, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; chỉ đạo triển khai thực hiện theo thẩm quyền sau khi Chương trình được phê duyệt.

Nguồn baoquocte

Tin cùng chuyên mục