Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi bị động vật, côn trùng cắn
Thứ hai: 14:12 ngày 20/07/2020

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Mới đây, Trung tâm Học tập-Sinh hoạt Thanh thiếu nhi Tây Ninh tổ chức chương trình giáo dục kỹ năng sống với chủ đề “Kỹ năng sơ cứu khi bị động vật, côn trùng cắn, đốt” dành cho các em học sinh đang tham gia sinh hoạt, học tập tại trung tâm.

Trong chương trình, bác sĩ CKII Trần Thung- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh đã cung cấp cho các em thiếu nhi cách nhận diện, phân biệt các loài động vật và côn trùng thường cắn, đốt con người; đặc biệt lưu ý đến những loài mang độc tố cao như kiến ba khoang, ong, sâu róm, các loại côn trùng sống ký sinh trên chó, mèo, chuột,…

Bác sĩ Trần Thung–Hiệu trưởng Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi bị côn trùng cắn, đốt cho học sinh và phụ huynh.

Bên cạnh đó, các em học sinh và phụ huynh còn được hướng dẫn cách xử lý, sơ cứu vết thương khi bị động vật, côn trùng cắn, đốt và cách phòng ngừa động vật, côn trùng cắn đốt.

Bác sĩ CKII Trần Thung khuyến cáo: khi bị côn trùng cắn, đốt, người bị thương cần nhanh chóng lấy các bộ phận mà các loài động vật, côn trùng để lại trên da (nếu có); có thể chườm nước đá vào vùng bị cắn, đốt; hạn chế gãi hoặc tác động lên vùng da bị tổn thương để tránh trầy xước và nhiễm trùng; cần uống nhiều nước để cơ thể đẩy nhanh tiến độ đào thải độc tố; nên mua các loại thuốc bôi, nước rửa vết thương để sẵn trong nhà…

Để phòng ngừa các loại động vật, côn trùng cắn, đốt, nên kiểm tra quần áo, khăn trước khi sử dụng; mang ủng, mặc áo khoác khi đi đến nơi nhiều cây cỏ; không nằm ngủ trên sàn nhà,...

Trong trường hợp bị động vật, côn trùng có độc tố cao cắn, đốt và có dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc, cần đưa người bị cắn, đốt đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

Ngọc Bích

Báo Tây Ninh
Liên kết hữu ích
Tin cùng chuyên mục